Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

14 điều người giàu nghĩ khác người thường

Người nghèo thích hoài niệm về quá khứ, mơ trúng số trong tương lai và mê đọc báo lá cải. Trong khi người giàu không ngừng hành động, bắt đam mê đẻ ra tiền và tìm được sự thanh thản nhờ tiền bạc.


Người phụ nữ giàu nhất thế giới Gina Rinehart từng gây xôn xao dư luận sau phát biểu của mình, cho rằng những ai đang ghen tị với khối tài sản của bà nên ngừng "uống rượu, hút thuốc và đàn đúm" để làm việc khác có ích cho tương lai của mình.
Steve Siebold - tác giả của cuốn sách "Người giàu nghĩ thế nào", cho rằng quan điểm của bà Gina Rinehart cũng đáng được lưu tâm. Ông đã dành gần 3 thập niên để phỏng vấn nhiều triệu phú vòng quanh thế giới để tìm hiểu xem điều phân biệt họ với những người còn lại là gì. Ông phát hiện ra rằng điểm khác giữa người giàu và người nghèo không phải ở tiền bạc, mà là cách nghĩ.
Sau đây là 14 điều đáng chú ý nhất trong cuốn sách của Steve Siebold:
nguoi-giau-2-3030-1396264496.jpg
1. Người nghèo nghĩ tiền là nguồn gốc của mọi tội lỗi. Người giàu nghĩ rằng đói nghèo là nguồn gốc của mọi tội lỗi.
"Hầu hết những người có tài sản trung bình cho rằng người giàu thật may mắn và không thật thà", Siebold viết trong cuốn sách. Đó là lý do trong cộng đồng những người có thu nhập thấp, khái niệm "giàu lên" đi cùng với nỗi xấu hổ. Trong khi đó, tầng lớp giàu có cho rằng tiền bạc không đảm bảo hạnh phúc, nó chỉ giúp cuộc sống trở nên dễ dàng và mang tính tận hưởng.
2. Người thường nghĩ rằng sự ích kỷ là thói xấu xa. Còn người giàu nghĩ đó là một món quà.
"Người giàu đi đây đó và tìm cách làm cho bản thân họ cảm thấy vui vẻ. Họ không cần phải giả vờ đang đi cứu cả thế giới", Siebold nói. Vấn đề là người nghèo thấy việc này thật tiêu cực, và xem đây là nguyên nhân khiến họ tiếp tục nghèo, tác giả viết trong cuốn sách. "Nếu bạn không quan tâm đến chính bản thân bạn, bạn không thể giúp ai khác. Bạn không thể cho người khác thứ mà bạn không có", ông viết tiếp.
3. Người nghèo mơ về việc trúng số. Người giàu mơ về việc hành động.
"Trong khi số đông đại chúng chờ đến ngày trúng số và cầu mong thịnh vượng, thì những cá nhân xuất sắc tìm cách giải quyết vấn đề của mình", Siebold viết, "Phần lớn người nghèo đang chờ đợi Chúa, chính phủ, ông chủ hoặc người bạn đời giàu có. Nhưng trong khi họ tiếp tục có những suy nghĩ đó thì đồng hồ vẫn đang tiếp tục chạy, thời giờ ngày một trôi qua".
4.Người nghèo nghĩ rằng đường đến ngày giàu có được trải thảm bởi nền giáo dục chính thống. Người giàu tin vào sự lĩnh hội những kiến thức cụ thể.
Nhiều người giàu xuất chúng không được hưởng nền giáo dục chính quy. Họ tích lũy khối tài sản thông qua quá trình lĩnh hội nhiều loại kiến thức. Trong khi đó, phần đông tầng lớp nghèo hơn cho rằng bằng Cử nhân, Tiến sĩ mới là con đường làm giàu, chủ yếu vì họ bị kìm kẹp trong lằn ranh suy nghĩ cản trở họ đạt đến mức ý thức cao hơn. Người giàu không quan tâm đến phương thức, chỉ quan tâm đến kết quả.
5. Người nghèo luôn hoài niệm về những ngày đẹp đẽ trong quá khứ. Người giàu mơ về tương lai.
"Những triệu phú làm giàu từ hai bàn tay trắng phất lên nhờ họ luôn đặt cược vào bản thân và tự tay thiết kế giấc mơ, mục tiêu và ý tưởng của mình trong một tương lai lâu dài, Siebold viết, "Còn người nào tin rằng những ngày đẹp đẽ nhất của họ là ngày hôm qua sẽ hiếm khi giàu lên, và thường phải đấu tranh với sự bất hạnh hay nỗi thất vọng trong hiện tại.
6. Người nghèo kiếm tiền bằng cách làm những thứ họ không thích. Người giàu theo đuổi đam mê.
"Với những người thông thường, họ nghĩ rằng người giàu khi nào cũng làm việc", Siebold nói. "Nhưng một trong những phương pháp thông minh nhất của người giàu là làm thứ họ thích và tìm ra cách để được trả tiền vì điều nó", ông nói tiếp. Trong khi đó, tầng lớp trung lưu làm những công việc họ không thích vì họ cần tiền và vì họ được dạy ở trường để làm điều đó. Ngoài ra, họ cũng sống trong một xã hội luôn nói rằng kiếm tiền đi liền với nỗ lực về mặt tinh thần và thể chất.
7. Người nghèo đặt ra các kỳ vọng nhỏ để không bị thất vọng. Người giàu không ngại thử thách.
"Các nhà tâm lý, tâm thần học luôn khuyên người ta nên đặt ra các mục tiêu nhỏ trong cuộc đời để đảm bảo rằng họ sẽ không rơi vào trạng thái thất vọng", Siebold nói. Trong khi đó, theo những gì ông khảo sát được. không ai vươn đến mục tiêu giàu có và sống cuộc đời như mơ mà không phải trải qua những ngày đặt ra các kỳ vọng khổng lồ.
8. Người nghèo nghĩ rằng họ phải làm gì đó để trở nên giàu có. Người giàu nghĩ về việc làm gì để trở nên giàu có.
"Đó là lý do những người như Donald Trump đi từ triệu phú thành con nợ 9 tỷ USD và sau đó trở nên giàu có hơn bao giờ hết", tác giả viết.
"Trong khi số đông đang đắm đuối với việc làm để tận hưởng kết quả ngay lập tức của những gì họ làm, những cá nhân xuất chúng đang học hỏi và phát triển từ mọi kinh nghiệm mà họ có, dù đó là thành công hay thất bại. Họ biết rằng phần thưởng thật sự là trở thành một cá nhân thành công và cuối cùng thì họ sẽ có được những kết quả rực rỡ nhất.
9. Người nghèo tin rằng họ cần có tiền để làm ra tiền. Người giàu dùng tiền của người khác.
Suy nghĩ truyền thống khiến người ta tin rằng cần kiếm được tiền mới có thể có vốn để kiếm tiền tiếp. Nhưng Siebold tin rằng người giàu không ngại đầu tư cho tương lai của mình bằng tiền lấy từ túi người khác. "Người giàu cho rằng câu nói không đủ tiền để mua gì đó là không thích hợp. Câu hỏi thực sự là: "Cái này có đáng mua, đáng đầu tư hay theo đuổi hay không", tác giả viết tiếp.
nguoi-giau-8561-1396264496.jpg
10. Người nghèo tin rằng thị trường được vận hành bởi logic và phương pháp. Người giàu biết rằng chúng được vận hành bởi cảm xúc và lòng tham.
Đầu tư thành công trong thị trường chứng khoán không chỉ là vấn đề thuộc lòng công thức toán học. "Người giàu biết rằng thứ đang dẫn dắt thị trường tài chính là nỗi sợ hãi và lòng tham. Họ áp dụng công thức này vào mọi giao dịch", Siebold viết. Nhờ am hiểu về bản chất con người và những ảnh hưởng của chúng trên thị trường giao dịch khiến họ ngày một giàu thêm.
11. Người nghèo để tiền bạc làm họ bị stress. Người giàu tìm được sự thanh thản trong tâm hồn nhờ tiền bạc.
Lý do người giàu có thể càng kiếm được nhiều tiền nhờ việc họ không ngại thừa nhận rằng tiền có thể giải quyết được hầu hết mọi vấn đề, tác giả của quyển sách nói. "Còn tầng lớp thông thường xem tiền bạc như là cái xấu không bao giờ chấm dứt mà họ phải chấp nhận là một phần của cuộc sống. Người giàu xem tiền là phương tiện cứu rỗi, mà nếu có đủ, họ sẽ mua được sự thanh thản trong tâm hồn về mặt tài chính.
12. Người nghèo thích được giải trí hơn là được giáo dục. Người giàu thích giáo dục hơn giải trí.
Dù nhiều người giàu xuất chúng không trải qua trường lớp đào tạo chính quy, họ vẫn rất coi trọng sức mạnh của việc học tập lâu dài, không chỉ trong trường đại học, Siebold viết. "Bước chân vào nhà của một người giàu có, một trong những thứ đầu tiên bạn nhìn thấy là một thư viện cỡ lớn chứa đầy sách", tác giả viết. "Trong khi đó, tầng lớp trung lưu đọc tiểu thuyết, báo lá cải và các tạp chí giải trí". ông viết tiếp.
13. Người nghèo nghĩ rằng người giàu là những kẻ hợm hĩnh. Người giàu chỉ muốn kết giao với những người có tư tưởng giống mình.
Suy nghĩ tiêu cực về tiền bạc vốn đầu độc người nghèo chính là lý do khiến người giàu chỉ kết giao với người giàu, tác giả viết. Người giàu không thể hiểu được thông điệp của sự bất hạnh và não nề. Số đông lại xem đây là biểu hiện của thói hợm hĩnh. Và khi gán cho những người siêu giàu cái mác hợm hĩnh, tầng lớp trung lưu trở xuống cảm thấy hài lòng hơn về bản thân mình, và về con đường "xoàng xĩnh" mà họ đã chọn.
14. Người nghèo tập trung vào tiết kiệm. Người giàu tập trung kiếm tiền.
Siebold khái quát rằng người giàu tập trung vào những gì họ có thể đạt được bằng cách sẵn sàng mạo hiểm, hơn là tìm cách giữ chặt những gì họ có. "Số đông mọi người quá tập trung vào việc cóp nhặt các coupon giảm giá và sống khổ hạnh, vì thế họ bỏ lỡ nhiều cơ hội lớn trong cuộc đời", ông viết.
"Ngay cả giữa cuộc khủng hoảng dòng tiền như hiện nay, người giàu vẫn từ chối lối suy nghĩ thắt chặt của số đông. Họ là bậc thầy của việc tập trung năng lượng tinh thần vào nơi nên tập trung: Những cục tiền lớn.
Anh Đức (theo Business Insider)

Nghèo Là Một Cái Tội

Alan Phan
Một bạn để ý là tôi có nhiều sách về những câu châm ngôn phát đi từ các danh nhân và triết gia trong tủ sách. Được hỏi câu nào mang nhiều ý nghĩa nhất, tôi buột miệng theo tiềm thức, “Nghèo là một cái tội.” Trước khi ném đá và giương cao ngọn cờ “đấu tranh giai cấp”, xin các bạn cho ông già này giải thích.


Tôi đã nhiều lần rỗng túi, chạy quanh đường phố để suy nghĩ mà không biết ngày mai tiền sẽ từ đâu đến để trả cho cả trăm cái bills (hóa đơn). Tôi cũng đã từng có rất nhiều tiền mà suốt ngày phải họp với các chuyên gia thuế vụ để tìm cách làm “giảm hay hoãn” thuế. Nhìn lại, dù có tiền hay không, hạnh phúc hay đau khổ của tôi trong những hoàn cảnh này đều không liên quan đến tiền. Tuy nhiên, dù khóc hay cười, tôi nghiệm ra một điều là “có tiền” thì vẫn thú vị hơn. Mặt khác, tôi cũng có thể chắc chắn một điều: dù “không tiền”, tôi vẫn chưa bao giờ “nghèo”.

“Nghèo” không đơn thuần chỉ là “không tiền”. Dưới góc nhìn chủ quan của tôi, một con người toàn diện phải hội đủ 6 thành tố: sức khỏe, trí tuệ, tinh thần, tâm linh, xã hội và tài chánh.Một người có nhiều tiền nhưng nghèo sức khỏe vẫn hoang phí tháng ngày. Nghèo kiến thức thì dù là một đại gia vẫn được xếp vào hạng ngu. Cha mẹ cho rất nhiều tiền nhưng tinh thần và tâm linh kém cỏi, yếu đuối thì trước sau gì cũng đi vào khổ lụy. Thêm nữa, dù có một gia đình bền chặt và một kết nối xã hội tốt, bạn vẫn không làm gì được cho ai nếu không có tài chánh.

Nghèo” là người không có gì để “cho”. Dĩ nhiên, ta không thể cho những gì ta không có.

Ngoài những người bất hạnh với tật nguyền bẩm sinh, sứ mệnh của con người theo nhiều tôn giáo, triết thuyết … là để đóng góp một “cái gì đó” cho tha nhân. “Nghèo” hay không có gì để đóng góp có phải là một tội lỗi?

Tôi nhận xét một điều là ở Việt Nam, người dân không thiếu cơ sở hay dữ kiện để truy cập và phát triển về những yếu tố quan trọng như trí tuệ, tinh thần, tâm linh, xã hội, gia đình hay sức khỏe. Trong khi đó, vì chuyện chính trị là một vùng nhậy cảm cho nhà cầm quyền, nên kiến thức về kinh tế tài chánh lại thiếu hụt, kém chính xác và luôn bị những định hướng chính trị bẻ cong.

Do đó, trong bài viết này, tôi sẽ giới hạn suy nghĩ của mình về yếu tố tài chánh. Tôi cố gắng phân tích ra những lý do cốt lõi đã gây nên cái nghèo “tiền” cho gần 90% dân số. Dĩ nhiên, tiền không phải là hiện thân của tất cả giá trị con người, nhưng từ ngàn xưa, văn hóa Đông Phương đã hiểu rằng, “dân có giàu, nước mới mạnh”.Giàu phải là một nghĩa vụ quốc gia, mà tôi cho rằng cũng quan trọng không kém nghĩa vụ quân sự hay văn hóa.
1.     Tư duy nghèo

Từ nhỏ và ngay cả khi bắt đầu biết đọc sách, suy nghĩ, tâm trí của tôi chịu ảnh hưởng nhiều từ một văn hóa và môi trường “ghét người giàu, và đồng hóa cái nghèo với trong sạch”. Dù chế độ VNCH cũ được coi như là một tiền đồn của chủ nghĩa tư bản, chánh phủ vẫn giáo dục người dân về các “tội lỗi” của người giàu (không biết có phải vì cạnh tranh để mua lòng dân nghèo với Cộng Sản?).

Từ chánh phủ với chính sách “người cầy có ruộng” hay “xây nhà bình dân” đến trong lớp học, ngoài đời, văn hóa “thanh bần và trọc phú” là những biểu hiện thường trực. Những câu chuyện khổ nạn của Oliver Twist, Les Miserables, Grapes of Wrath…rất phổ biến, tạo một tư duy “nửa xã hội nửa tiểu tư sản”. Nếu sinh ra thời đó, Bill Gates, Warren Buffett…có lẽ là những tên tuổi xấu thay vì được ngưỡng mộ như gần đây.

Descartes nói, “Je pense, donc je suis” (tôi trở thành người tôi nghĩ). Mỹ có thành ngữ,” Tư duy tạo nên hành động, hành động tạo thói quen, thói quen tạo cá tính và cá tính tạo định mệnh.” Một tư duy “nghèo” chắc chắn phải đem đến một định mệnh “nghèo”.

Đây là suy tưởng của những người miền Nam đã sống với “tư bản Pháp rồi Mỹ”. Còn những người miền Bắc sống với “xã hội của Mác Lê” thì chắc chắn không được phép tư duy “giàu”. Khi mọi suy nghĩ đều cho rằng “nghèo” hơn “giàu” thì từ cá nhân đến xã hội không thể nào vượt trên tư duy đó.

2.     Kiến thức nghèo:

Trong những người giàu có mà tôi hân hạnh được quen biết, họ đều chia sẻ một cá tính chung “rất chịu khó học hỏi tìm tòi và sẵn sàng chấp nhận những mới lạ thay đổi”. Ngoài các quan chức và đại gia làm giàu nhờ quan hệ dựa trên quyền lực, ngay cả những người giàu từ các chế độ XHCN đều thể hiện tinh thần và phong thái cởi mở nói trên.

Người Do Thái suy nghĩ rất nhiều về tiền bạc, nhưng họ cũng chịu khó bỏ ra một số lượng thời gian khá lớn để học hỏi các phương cách làm giàu, từ gia đình bạn bè hay sách vở kinh giảng. Trong trường đại học của tôi, có nhiều social clubs (câu lạc bộ) cho các sinh viên có chung sở thích từ thể thao, từ thiện, chính trị…đến toán học, kịch nghệ hay tranh luận (debate). Nhiều bạn Do Thái chỉ gia nhập how-to-get-rich clubs (làm giàu).

Người Trung Quốc cũng đam mê giàu có từ bản chất. Họ rất bén nhậy với cơ hội, cần cù, nâng đỡ nhau trong các bang hội…để cùng làm giàu. Họ thực tế, không hoang tưởng và mặc cho sự giáo huấn của đảng cộng sản 70 năm qua, bản sắc làm giàu vẫn tiềm tàng mạnh trong mỗi gia đình và cá nhân.
Làm giàu là một hành trình lâu bền và khổ cực. Kiến thức là phương tiện quan trọng để thâu ngắn chặng đường. Nghèo kiến thức thì nghèo kết quả.

3.     Môi trường nghèo:

Một đặc điểm của tôn giáo Do Thái là việc đề cao sự giàu có vật chất. Trong khi Ki Tô Giáo và Phật Giáo khuyến thị tín đồ phải “ép xác” hay “tránh tham” để tự giải thoát tinh thần và tâm linh khỏi vòng khổ nạn, lãnh tụ các tôn giáo này thường nâng cấp góc cạnh “nghèo” qua các bài giảng. Kết quả là một đa số quần chúng coi giàu là một tội lỗi, người giàu là một địch thủ. Sự thù hận, đố kỵ này được các chính trị gia Mác Lê lợi dụng triệt để để thâu tóm quyền lực, tạo nên một môi trường “của người nghèo, do người nghèo và vì người nghèo”. Dĩ nhiên, đó chỉ là thủ đoạn, họ và các phe nhóm hay con cháu…thì không bao giờ nghèo.

Ngay cả trong những nước tư bản tự do làm giàu, một đứa trẻ sinh ra trong một môi trường nghèo như tại các khu ổ chuột thành phố, hay các vùng quê xa xôi hẻo lánh, thường bị ảnh hưởng nặng nề bởi con người và hoàn cảnh bao quanh. Trừ một thiểu số có ý chí và tư duy mạnh mẽ, đa số âm thầm chịu đựng rồi đổ thừa cho số mệnh. Câu “cái số mình nó thế” nghe rất quen thuộc ở những môi trường nghèo.

Con người có đặc tính “bầy đàn”. Khi đám đông nghèo thì ta cũng “hạnh phúc” với cái nghèo, biện luận là phải “chia sẻ” với láng giềng. Nhiều người lại còn tự hào về cái hạnh phúc trong nghèo đói của mình.
4.      Nghèo hành động:

Tôi quan sát (hoàn toàn chủ quan, không kiểm chứng được) là những người nghèo thường thích “nói” nhiều. Họ luôn luôn có những kế hoạch thần sầu để trở thành một đại gia “top ten” của quốc gia hay thế giới. Kế hoạch luôn thay đổi vì chưa làm gì thì đã có một ý tưởng mới hay hơn, tốt hơn. Hoặc có làm thì thường bỏ cuộc sau 5 phút vào trận đấu vì thực tế thị trường không tươi đẹp như trên giấy tờ hay các khẩu hiệu.

Nói chung, họ thích nhàn (không muốn nhận là lười biếng) và coi đây là một triết lý sống khôn ngoan. Nếu nhờ chút mánh mun mà kiếm được tiền hay quyền, họ sẽ coi họ là đỉnh cao của xã hội. Nói phét, nổ bậy …trong các bàn tiệc nhậu nhẹt be bét là một thói quen rất dễ nhận ra.

Nhiều người nghèo khác thì lười nhưng thích ra dáng trầm uất, bất cần đời…hay khơi động lòng thương hại của người khác. “Xin-cho”, “ăn mày quá khứ”…là những hành xử phổ thông của các nhóm nghèo này.

5.      Chọn bạn nghèo:

Một châm ngôn thông dụng của Âu Mỹ là “bạn cho tôi biết thu nhập của 5 người thân thiết nhất trong đời bạn, và tôi sẽ tính ra con số thu nhập trung bình của bạn”. Á Đông thì rõ ràng hơn, “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Tôi nhớ những ngày còn trẻ, tôi hay la cà cùng bạn bè ở quán cà phê, quán rượu, garage nhà hàng xóm. Chúng tôi miên man mơ mộng và nói về những tương lai khi chúng tôi giúp nhau giàu có để trả hận đời. Một ngày, tôi chợt nhận ra là tất cả bạn này đều nghèo rớt mồng tơi như tôi. Tụ họp ngày ngày với nhau, tôi chắc chắn tương lai duy nhất của chúng tôi là sẽ trở thành những ông già nghèo rớt mồng tơi. Sau khi nhận ra chân lý, tôi dứt khoát rời bỏ đám đông “tình nghĩa” này đề đi tìm cho mình một tương lai khác.

Qua những trải nghiệm và suy nghĩ của mình, tôi đúc kết 5 nguyên nhân cốt lõi trên mà tôi cho rằng đang cột chặt bạn với cái nghèo. Tôi có thể sai, tôi còn nhiều thiếu sót, tôi có nhiều định kiến chủ quan…Có lẽ vậy. Nhưng đây là kết luận của một người đã từng rất nghèo, rất ngu và biết thay đổi kịp thời.

Quốc gia nghèo

Một điều nữa. Khi chia sẻ với nhau, nhiều bạn có gởi tôi những cuốn sách, những bài khảo luận về đề tài “lý do khiến một quốc gia nghèo”. Có những lý thuyết rất cao siêu từ tháp ngà hàn lâm (vì chúng làm tôi ngủ thật ngon sau vài trang), có những khôn ngoan rất dễ hiểu (như các bài viết hay phát ngôn của Warren Buffett). Tuy nhiên, tôi cho rằng 5 lý do khiến một cá nhân nghèo như tôi đã trình bày, cũng rất giống 5 lý do cốt lõi khiến một quốc gia nghèo.

Nói về lý do chọn bạn chẳng hạn. Nhìn qua lịch sử, bạn của anh nhà giàu Hoa Kỳ thường giàu theo như Tây Âu, Nhật, Úc, Singapore…Còn bạn của các anh Liên Xô, Trung Quốc, Cuba…vẫn nghèo rớt mồng tơi (ngôn ngữ Việt phong phú nhỉ).

Văn hóa Á Đông thường chê trách về chuyện “giàu đổi bạn, sang đổi vợ”. Tôi không dám nói về chuyện vợ chồng vì sẽ bị ném đá, ngay tại nhà. Nhưng nếu có những ông bạn suốt ngày cứ ca tụng chuyện nghèo, tôi sẽ không ngần ngại tránh xa. Họ độc hại hơn các hóa chất trong thực phẩm của Trung Quốc. Lỡ ăn nhầm, vẫn có thể vào bệnh viện bơm ruột. Nhưng nếu tư duy nghèo đã ăn vào trí não và xương tủy, thì cả cuộc đời trở thành lãng phí.

Tôi nhớ một câu message (tin nhắn) thú vị, nhiều người thâu vào hộp thư thoại (voice mail box) của họ,” Xin để lại tên và điện thoại của bạn. Tôi đang tìm cách thay đổi đời mình. Nếu tôi không gọi lại bạn, thì bạn nên hiểu bạn là một trong những thay đổi đó”.

Không biết bao giờ các lãnh đạo của Việt Nam mới can đảm nói với “xứ lạ” điều này?

Alan Phan

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Sự thật về cuộc “vi hành” của các “đại” tỷ phú tới VN

Published on December 29, 2012   ·   1 Comment
Việt Nam từng đón tiếp rất nhiều tỷ phú nổi tiếng thế giới như tỷ phú Bill Gates, “cha đẻ” của mạng xã hội Facebook…
George Soros du lịch Giáng sinh ở Hà Nội
Tỷ phú George Soros bất ngờ xuất hiện tại một nhà hàng nổi tiếng ở Hà Nội vào tối 26/12. Sự có mặt của George Soros tại nhà khiến không ít thực khách ngỡ ngàng và cũng không bỏ lỡ cơ hội chụp lại những hình ảnh hiếm có về nhân vật từng khuynh đảo thị trường tài chính nước Anh vào năm 1992.
Nhiều người tung tin rằng, ông sang Việt Nam nhằm mục đích tư vấn tài chính. Có người lại đồn rằng ông sang để xuất bản sách vì thấy ông ngồi ăn cùng Tổng giám đốc công ty sách. Tuy vậy, ông Lê Quốc Vinh Chủ tịch HĐQT Le Media cho hay, mục đích chuyến đi của George Soros sang Việt Nam chỉ đơn giản là du lịch dịp lễ Giáng sinh.



 Tỷ phú George Soros chụp ảnh cùng các doanh nhân Việt.
Sinh ngày 12/8/1930, tỷ phú Mỹ gốc Do Thái George Soros là chủ của quỹ đầu tư mang tên chính mình (Soros Fund Management). Được mệnh danh là một trong những tỷ phú thông thái nhất nước Mỹ, “phi vụ” nổi tiếng nhất của ông là kiếm được 1 tỷ USD từ cuộc khủng hoảng tài chính nước Anh năm 1992. Hiện, tỷ phú này xếp thứ 22 trên bảng danh sách những người giàu thế giới của tạp chí Forbes, với tổng tài sản 19 tỷ USD tính đến tháng 9 năm nay.
Tỷ phú Mark Zuckerberg, “cha đẻ” của mạng xã hội Facebook, du lịch Việt Nam
Tỷ phú sáng lập mạng xã hội Facebook bất ngờ ghé thăm Việt Nam ngày 22/12/2011 và dừng chân ở khá nhiều điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội.

Sinh năm 1984 trong một gia đình Mỹ gốc Do Thái, cha làm nha sỹ và mẹ là nhà tâm lý học, Mark Zuckerberg có 3 chị gái. Từ nhỏ, Zuckerberg luôn có niềm đam mê mãnh liệt với công nghệ thông tin. Đến năm 2004, Zuckerberg và bạn học Dustin Moskovitz bắt đầu dấn thân vào dự án Facebook ngay tại phòng ký túc xá tại ĐH Harvard. Mạng xã hội Facebook nhanh chóng lớn mạnh và đang sở hữu hơn 800 triệu thành viên trên khắp thế giới.
Mark Zuckerberg, Giám đốc điều hành Facebook đang nắm trong tay 24% cổ phần công ty. Theo bản báo cáo được tạp chí Wall Street Journal công bố vào cuối tháng 11/2011, Facebook đang có giá trị thị trường 100 tỷ USD (khoảng 210.000 tỷ đồng). Cũng nhờ giá cổ phiếu Facebook tăng liên tiếp nên Mark Zuckerberg vượt qua 2 đồng sáng lập của Google (Sergey Brin và Larry Page) về mức độ giàu có.
Mark Zuckerberg còn là một trong hai tỷ phú trẻ nhất nước Mỹ và được tạp chí danh tiếng Times (Mỹ) bình chọn là Nhân vật của năm 2010.
Tỷ phú Thái Lan Vikrom Kromadit đến Việt Nam giới thiệu tự truyện
Tỷ phú Thái có mặt tại TPHCM hôm 27/3 năm nay trên đoàn xe riêng để quảng bá cho tự truyện thứ hai “Nghiệt ngã & thành công” (Be a better man do First News và NXB Trẻ ấn hành).
Trong chuyến thăm Việt Nam lần 2 này (lần đầu tiên vào tháng 5-2011), ông Vikrom Kromadit có buổi giao lưu thân mật với báo giới tại khu Tân Phong, Phú Mỹ Hưng, Q.7, TPHCM để giới thiệu tự truyện mới. Đồng thời, ông cũng muốn thúc đẩy hợp tác đầu tư kinh tế với Việt Nam – ông cũng là Chủ tịch tập đoàn Amata (với 12 nhà máy tại khu công nghiệp Biên Hòa).
Ông Vikrom Kromadit đến với Việt Nam trên dàn siêu xe được thiết kế như khách sạn với đầy đủ tiện nghi phục vụ nhu cầu sinh họat hàng ngày.

Ông Vikrom Kromadit giới thiệu tự truyện Nghiệt ngã & thành công tại buổi giao lưu.
Tỷ phú Vikrom Kromadit sinh ra trong một gia đình nông dân trồng mía ở huyện Tha Rue, tỉnh Kanchanaburi, Thái Lan. Từ nhỏ, Kromadit luôn nuôi quyết tâm trở thành chủ của những cánh đồng rộng lớn, bạt ngàn.
Ông học  trung học phổ thông ở Đài Loan. Sau khi tốt nghiệp THPT, ông tiếp tục học tại khoa kỹ thuật của ĐH Quốc gia Đài Loan. Tại đây, ông dần quen với phong tục tập quán của người Trung Quốc và hình thành nên ý tưởng về việc phát triển công nghiệp, nông nghiệp mà ông từng học hỏi từ Nhật Bản.
Sau khi tốt nghiệp ĐH, ông quay lại Thái Lan và bắt đầu công việc kinh doanh, giao dịch quốc tế với khách nước ngoài. Mục tiêu của ông là đảm bảo các khoản đầu tư nước ngoài và công việc kinh doanh được thành công. Vào năm 1989, ông thành lập “khu công nghiệp” đầu tiên của mình. Đây cũng chính là sự khởi đầu cho khái niệm “Thành phố hoàn hảo” của ông.
Hiện, tỷ phú Vikrom Kromadit quản lý 3 khu công nghiệp thân thiện với môi trường ở Thái Lan và Việt Nam là Amata Nakorn, Amata City và Amata City Biên Hòa. Tổng diện tích của 3 khu công nghiệp là khoảng 100 km2, quy tụ khoảng 850 công ty từ hơn 30 quốc gia, tạo ra 30 tỷ USD giá trị sản phẩm. Theo bình chọn của tạp chí Forbes năm 2007, Vikrom xếp thứ 27 trong danh sách 40 người giàu nhất Thái Lan và năm 2008, ông được vinh danh là một trong 48 nhà từ thiện kiệt xuất của châu Á.
Tỷ phú Fred DeLuca thăm chợ Việt Nam
Tỷ phú Fred DeLuca, người đồng sáng lập chuỗi hệ thống thức ăn nhanh hàng đầu thế giới Subway, đến thăm Việt Nam vào tháng 3/2010. Mục đích của chuyến thăm này nhằm tìm cơ hội triển khai nhà hàng tại Việt Nam.
Tỷ phú DeLuca khá thích thú khi khám phá chợ Cũ (Q.1, TP.HCM). Ông đến từng sạp hàng, bắt chuyện với những chủ cửa hàng. Rất quan tâm đến thức ăn nhanh kiểu Việt, ông hỏi thăm tất cả các món ăn yêu thích, phổ biến…
Đến Việt Nam, DeLuca cùng vợ sẵn sàng dừng chân trò chuyện với mọi người và có thể tạt ngang một điểm bán bánh mì để mua một ổ gặm ngon lành bất cứ lúc nào.

 Tỷ phú Fred DeLuca thăm chợ Tôn Thất Đạm, Quận 1 , Tp. Hồ Chí Minh.
Fred DeLuca sinh năm 1948 trong một gia đình lao động ở Bridgeport, bang Connecticus, Mỹ. Gia đình Fred DeLuca rất nghèo và như bao nhiêu trẻ em khác, cậu mơ ước đổi đời từ tài năng, trí tuệ của mình và học hành rất chăm chỉ.
Năm 17 tuổi, Fred DeLuca mở cửa hàng bán bánh mỳ nhằm kiếm thêm chút tiền để theo đuổi việc học đại học. Tuy nhiên, chỉ hơn 20 năm sau, cửa hàng bánh mì nhỏ trở thành tập đoàn Subway – chuyên bán đồ ăn nhanh khổng lồ, nổi tiếng khắp châu Mỹ và châu Âu.
Hệ thống cửa hàng bán bánh mì của Fred DeLuca nhanh chóng được mở rộng trên hầu khắp thế giới. Ông rất thành công ở Mỹ, Canada, Anh, Australia và rất nhiều nước khác. Tổng cộng trên toàn thế giới, hệ thống ăn nhanh Subway có trên 25.000 cửa hàng tại 83 nước trên thế giới. Mỗi ngày toàn hệ thống Subway bán ra trên 4,8 triệu chiếc bánh mỳ kẹp thịt hay xúc xích, pho mát.
Nhà sáng lập Tập đoàn Subway được tạp chí Forbes bình chọn là một trong 400 doanh nhân thành công và xếp thứ 164 trong danh sách người giàu nhất nước Mỹ với tài sản thuần lên đến 2,5 tỷ USD (tính đến tháng 9 năm nay).
Tỷ phú Michael Bloomberg tặng mũ bảo hiểm cho các em học sinh tiểu học
Ngày 23/3 năm nay, tỷ phú Michael Bloomberg, Chủ tịch hãng tin tài chính Bloomberg kiêm thị trưởng thành phố New York, Mỹ tới thăm Hà Nội.
Trong thời gian một ngày ở Việt Nam, ông Bloomberg có nhiều hoạt động ý nghĩa như tới thăm trường tiểu học Nam Trung Yên thuộc quận Cầu Giấy và tặng mũ bảo hiểm cho các em học sinh. Cũng trong dịp này, ông Bloomberg đến thăm các chương trình do quỹ từ thiện Bloomberg Philanthropies của ông tài trợ, thuộc các lĩnh vực thuốc lá và an toàn giao thông.

 Tỷ phú Bloomberg trong vòng vây của các em học sinh tiểu học Việt Nam.

Ông Michael Bloomberg sinh năm 1942, là người sáng lập và đang nắm giữ 88% cổ phần hãng tin tài chính Bloomberg. Sở hữu giá trị tài sản ròng khoảng 22 tỷ USD, ông hiện là người giàu thứ 20 trên thế giới theo xếp hạng của tạp chí Forbes. Ông cũng nằm trong top những chính trị gia giàu nhất và là một trong những tỷ phú có ảnh hưởng nhất thế giới.

Không chỉ có tài xuất sắc trong kinh doanh, ông còn thành công đặc biệt ở lĩnh vực chính trị và các hoạt động xã hội. Đầu năm 2012, ông chính thức bước vào nhiệm kỳ thứ 3 trên cương vị Thị trưởng Thủ đô New York với rất nhiều sự ủng hộ. Ông là người sáng lập và thành viên tích cực của nhiều tổ chức giáo dục, văn hóa và hoạt động từ thiện.
Sheldon Adelson và dự án tỷ đô kinh doanh casino tại Việt Nam
Vào tháng 12/2011, Tỷ phú Sheldon Adelson đến Việt Nam để thảo luận với các lãnh đạo cao cấp về việc tập đoàn Sands sẽ đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng phức hợp tại Việt Nam. Tập đoàn Las Vegas Sands có thể đầu tư 2 khu nghỉ dưỡng phức hợp (có casino) tại Hà Nội và TP.HCM với tổng vốn đầu tư khoảng 6 tỷ USD.
Trong chuyến thăm Việt Nam, tỷ phú này muốn vận động sự chấp thuận của chính quyền cho dự án này. Sau cuộc gặp với lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh, ông bay ra Hà Nội để trình bày ý tưởng dự án với các quan chức chính phủ Việt Nam.
Theo đó, Las Vegas Sands dự tính xây dựng một khu phức hợp bao gồm khách sạn, nhà hàng, khu triển lãm, hội chợ, khu hội nghị, trung tâm mua sắm, spa, khu thể thao, rạp hát, rạp chiếu bóng, bảo tàng, khu trò chơi, khu thể thao…
Nếu được phép, Việt Nam sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới mà Las Vegas Sands xây dựng tới 2 khu phức hợp.

Sheldon Adelson sinh năm 1933 tại khu phố Dorchester, thành phố Boston, Mỹ, là người gốc Do Thái. Sinh ra trong một gia đình nghèo, bố làm nghề lái taxi, mẹ ở nhà dệt len nên lên 10 tuổi, cậu bé Sheldon Adelson phải đi bán báo dạo để kiếm kế sinh nhai. Ngoài ra, cậu còn nhận làm đủ mọi nghề khác nhau như bán bánh kẹo, phát tờ rơi, tiếp thị bán hàng… Sau đó, ông làm môi giới tài chính, bảo hiểm và có được nhiều mối quan hệ rộng rãi.
Vào cuối những năm 70, ông sớm nhận thấy xu hướng bùng nổ của ngành công nghiệp máy tính cá nhân. Năm 1979, ông thành lập công ty Comdex chuyên tổ chức hội chợ máy tính tại một vùng ngoại ô Las Vegas để tiết kiệm chi phí. Những sau đó, Comdex trở thành nhà tổ chức hội chợ máy tính quốc tế có uy tín nhất thế giới. Sau 20 năm kinh doanh với Comdex, Sheldon Aldelson bán công ty với giá 860 triệu USD và nhảy sang ngành kinh doanh casino.
Những năm đầu thế kỷ 21, Sheldon Adelson nổi tiếng với biệt danh “Vua sòng bạc” thế giới. Năm 2006, ông vươn lên vị trí người giàu thứ 3 trên thế giới, với gia sản 26 tỷ USD. Vào thời điểm hoàng kim, “Vua sòng bạc” thu về 23,6 triệu USD lợi nhuận mỗi ngày, gần 1 triệu USD mỗi giờ nhờ hệ thống casino sang trọng trải từ Las Vegas (Nevada, Mỹ) đến Macau (châu Á). Tuy nhiên, trước sức ép của khủng hoảng kinh tế, tài sản cổ phiếu của ông sụt giá nhanh chóng sau đó. Hiện tổng tài sản của trị giá gần 25 tỷ USD, người giàu thứ 14 trên thế giới, theo thống kê của Forbes.
Tỷ phú Bill Gates đến Việt Nam 2 lần
Tháng 4/2006, tỷ phú Bill Gates đến Việt Nam lần đầu tiên theo lời mời của Thủ tướng Phan Văn Khải. Trong dịp này, ông tặng một số suất học bổng trị giá 10.000 USD cho sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội. Đúng một năm sau, tháng 4/2007, Bill Gates thăm lại nước ta lần thứ 2 cùng vợ với tư cách đại diện Quỹ BMG. Trong chuyến thăm kéo dài 24 giờ này, ông chỉ làm việc với ngành y tế, sau đó, quyết định hỗ trợ 245.000 USD cho dự án “Nghiên cứu yếu tố cần thiết cho việc triển khai tiêm vắcxin HPV phòng ung thư cổ tử cung ở Việt Nam”.
Dù 2 năm sau, tháng 4/2009, Bill Gates không có mặt tại Việt Nam nhưng tên ông lại được nhắc đến với dự án “Thí điểm nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam” hợp tác với Bộ TT &TT Việt Nam trị giá 2.149.000 USD. Dự án được Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam thuộc Bộ Thông tin & Truyền thông chủ trì thí điểm thực hiện trong thời gian 18 tháng (từ 2/2009 đến tháng 7/2010) tại 3 tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An và Trà Vinh.

Bill Gates sinh ngày 28/10/1955 và lớn lên ở Seattle cùng 2 chị gái. Cha của ông là một luật sư ở Seattle, còn mẹ là bà Mary Gates, giáo sư; đồng thời là thành viên hội đồng quản trị của ĐH Washington và là chủ tịch của United Way International.
Tỷ phú này có niềm yêu thích phần mềm từ nhỏ và bắt đầu lập trình từ năm 13 tuổi. Năm 1973, Gates vào học trường Harvard và sống gần Steve Ballmer, nay là Giám Đốc Điều Hành của Microsoft. Trong thời gian học ở Harvard, Bill Gates đã phát triển một phiên bản của ngôn ngữ lập trình BASIC trên chiếc máy vi tính đầu tiên – MITS Altair.
Gates bỏ học tại ĐH Havard và dồn hết tâm sức vào Microsoft, công ty do ông cùng một người bạn từ thời niên thiếu, Paul Allen đồng sang lập năm 1975. Dưới sự lãnh đạo của Gates, Microsoft liên tục phát triển công nghệ phần mềm, biến máy tính trở thành một công cụ dễ sử dụng và chi phí thấp đối với nhiều người.
Từ năm 1995 đến 2007, ông luôn đứng ở vị trí người giàu nhất thế giới. Tài sản của ông, tính đến thời điểm cuối 2010 lên tới trên 50 tỷ USD.
Gates kết hôn với Melinda French Gates vào ngày 1/1/1994 và có 3 người con .Sau khi cưới bà Melinda, ông tặng một lượng cổ phần của mình tại Microsoft cho quỹ William H. Gates. Vào năm 2000, họ gộp 3 quỹ từ thiện của gia đình thành một với tên gọi Bill & Melinda Foundation.
Cũng năm này, ông thôi chức CEO và đến năm 2006, ông chính thức rời bỏ Microsoft, toàn tâm cho việc từ thiện.
Nhắc đến Gates ngày nay, người ta thường nghĩ tới một tỷ phú tài giỏi, đáng kính và giàu lòng nhân ái.
Theo Kiến thức


Read more: http://www.ttxva.net/su-that-ve-cuoc-vi-hanh-cua-cac-dai-ty-phu-toi-vn/#ixzz2xVV7wzSD

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Kinh nghiệm khởi nghiệp xương máu của tỷ phú Internet



Tỷ phú Jack Ma – người sáng lập và cũng là cựu CEO của Alibaba Group, một trong những doanh nhân thành công nhất Trung Quốc về lĩnh vực Internet – đã chia sẻ một số kinh nghiệm khởi nghiệp của mình.
khởi nghiệp, làm giàu, lời khuyên, tư vấn, tỷ phú Jack Ma
Jack Ma - Chủ tịch điều hành của Alibaba Group
Sai lầm mà tôi hối tiếc nhất
Năm 2001, tôi đã phạm một sai lầm. Tôi đã nói với 18 người cùng gây dựng công ty với mình rằng vị trí cao nhất mà họ có thể nắm giữ là quản lý. Để lấp đầy tất cả những vị trí phó chủ tịch và giám đốc điều hành cao cấp, chúng tôi sẽ thuê người ngoài công ty.
Vài năm sau, những người mà tôi thuê về thì bỏ đi, còn những người mà tôi đã từng nghi ngờ khả năng của họ thì trở thành các phó chủ tịch và giám đốc.
Tôi tin vào 2 nguyên tắc: Thái độ của bạn quan trọng hơn khả năng của bạn. Tương tự như vậy, quyết định của bạn quan trọng hơn khả năng của bạn.
Bạn không thể thống nhất suy nghĩ của tất cả mọi người, nhưng bạn có thể thống nhất mọi người qua mục tiêu chung
- Đừng cho rằng bạn có thể thống nhất suy nghĩ của tất cả mọi người. Điều đó là không thể
- 30% sẽ không bao giờ tin bạn. Đừng để đồng nghiệp và nhân viên làm việc cho bạn, hãy để họ làm việc vì mục tiêu chung.
- Đoàn kết tập thể công ty dưới một mục tiêu chung sẽ dễ hơn rất nhiều việc đoàn kết tập thể vì một người cụ thể.
Người lãnh đạo có điều gì mà nhân viên không có?
Lãnh đạo phải là người có tầm nhìn chiến lược xa hơn nhân viên
Lãnh đạo cần phải can đảm và kiên trì hơn, có khả năng chịu đựng được những gì mà nhân viên không thể
Lãnh đạo cần có sự bền bỉ cao hơn, khả năng chấp nhận thất bại
Vì thế, các yếu tố làm nên một lãnh đạo tốt là tầm nhìn, sự kiên trì và năng lực.
Đừng tham gia vào chính trị
Bạn cần hiểu rằng tiền bạc và quyền lực chính trị không bao giờ nên đi cùng nhau.
Khi bạn làm chính trị, thì đừng nghĩ về tiền bạc. Ngược lại, khi bạn làm kinh doanh, đừng nghĩ về chính trị.
Khi tiền bạc gặp chính trị, nó giống như là một quả bom đang đợi nổ.
4 câu hỏi lớn mà thế hệ trẻ cần suy ngẫm
- Thất bại là gì: Bỏ cuộc là thất bại lớn nhất
- Vực dậy là gì: Khi bạn trải qua những khó khăn, bất bình và thất vọng, bạn sẽ hiểu đứng lên là gì
- Nhiệm vụ của bạn là gì: Là siêng năng hơn, chăm chỉ hơn và tham vọng hơn người khác
- Chỉ những kẻ ngốc mới dùng miệng để nói. Người thông minh dùng não, còn người khôn ngoan dùng trái tim.
Chúng ta được sinh ra để sống và trải nghiệm cuộc sống
khởi nghiệp, làm giàu, lời khuyên, tư vấn, tỷ phú Jack Ma
Tôi luôn tự nói với mình rằng chúng ta được sinh ra không phải để làm việc, mà là để hưởng thụ cuộc sống. Chúng ta có mặt trên cuộc đời này để làm mọi thứ tốt đẹp hơn, chứ không phải để làm việc. Nếu bạn dành cả cuộc đời mình để làm việc, bạn sẽ hối tiếc vì điều đó.
Cạnh tranh
Những kẻ cạnh tranh một cách hiếu thắng với người khác là những kẻ ngốc.
Nếu bạn coi người ta là kẻ thù, họ sẽ là kẻ thù
Khi cạnh tranh, đừng mang theo hận thù. Hận thù sẽ dìm bạn xuống
Cạnh tranh giống như chơi một ván cờ. Nếu bạn thua, bạn luôn còn lần sau. Hai người chơi không bao giờ nên đánh nhau.
Một doanh nghiệp hay một doanh nhân thực sự thì không có đối thủ. Khi hiểu được điều này, bầu trời cũng có giới hạn.
Đừng than vãn và rên rỉ
Khi bạn than vãn một vài lần, đó không phải là chuyện lớn. Nhưng nếu nó trở thành thói quen, nó sẽ giống như uống rượu: bạn uống càng nhiều thì sẽ càng khát. Trên con đường tới thành công, bạn sẽ thấy những người thành công không phải là những kẻ than vãn, cũng không phải là những kẻ hay phàn nàn.
Thế giới sẽ không nhớ bạn nói gì, nhưng chắc chắn sẽ không quên những gì bạn làm.
Lời khuyên cho người mới khởi nghiệp
Những cơ hội mà mọi người không nhìn thấy là những cơ hội thực.
Luôn để cho nhân viên của bạn đi làm với một nụ cười.
Khách hàng là số 1. Nhân viên là số 2. Cổ đông là số 3.
Hãy thích nghi và thay đổi trước bất cứ xu hướng hay thay đổi lớn nào.
Đừng nghĩ đến tiền bạc. Quên việc kiếm tiền đi.
Thái độ của bạn xác định độ cao của bạn.
Kinh doanh
Cơ hội lớn thường khó giải thích rõ ràng. Những thứ có thể giải thích rõ ràng thường không phải là những cơ hội tốt nhất.
Bạn nên tìm những người có kỹ năng để cùng khởi nghiệp. Bạn không nhất thiết phải tìm những người đã thành công. Hãy tìm những người phù hợp, chứ không phải là người tốt nhất.
Thứ thiếu tin cậy nhất trên thế giới này là mối quan hệ con người.
“Miễn phí” là từ đắt đỏ nhất.
Hôm nay tồi tệ, ngày mai sẽ tệ hơn, nhưng ngày kia sẽ tốt đẹp.
4 điều người mới khởi nghiệp không nên làm
khởi nghiệp, làm giàu, lời khuyên, tư vấn, tỷ phú Jack Ma
Điều đáng sợ nhất khi mới khởi nghiệp là không thể nhìn ra, hợm hĩnh, không thể hiểu được điều gì đang diễn ra, không thể theo kịp.
Nếu bạn không biết đối thủ cạnh tranh ở đâu, hoặc thiếu cảnh giác với đối thủ, hoặc không thể hiểu tại sao đối thủ của mình trở thành mối đe dọa thực sự, thì chắc chắn bạn sẽ tụt lại phía sau kẻ đó. Đừng là “họ” trong câu nói này: Đầu tiên họ lờ bạn đi, sau đó họ cười bạn, rồi họ cạnh tranh với bạn, cuối cùng bạn thắng.
Ngay cả khi đối thủ của bạn vẫn còn nhỏ và yếu, bạn cũng nên coi trọng họ và nhìn họ như một gã khổng lồ. Tương tự, ngay cả khi đối thủ vô cùng mạnh, cũng đừng nên coi mình như một kẻ yếu thế.
Mở công ty riêng
Mở công ty riêng có nghĩa là: Bạn sẽ mất đi thu nhập ổn định, không được nghỉ phép, không được thưởng.
Tuy nhiên, nó cũng có nghĩa là thu nhập của bạn sẽ không còn bị giới hạn. Bạn sẽ sử dụng thời gian hiệu quả hơn. Bạn sẽ không còn cần cầu xin ân huệ từ bất cứ ai.
Nếu bạn suy nghĩ khác, bạn sẽ có thu nhập khác. Nếu bạn đưa ra lựa chọn khác bạn bè mình, cuộc sống của bạn sẽ khác họ.
Cơ hội
Nếu có trên 90% đám đông nói ‘đồng ý’ với một đề xuất nào đó, chắc chắn tôi sẽ vứt đề xuất đó vào thùng rác. Lý do rất đơn giản: nếu quá nhiều người cho rằng đề xuất đó là tốt thì chắc chắn sẽ có nhiều người đang thực hiện nó, và cơ hội đó không còn thuộc về chúng ta nữa.
  • Nguyễn Thảo (Theo Vulcan Post)

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Bí kíp thành công của tỷ phú Richard Branson

Branson không thích ngồi một chỗ xem TV mà muốn tự mình làm điều gì đó, ông cũng luôn lên danh sách chi tiết mọi việc cần thực hiện và không bao giờ buồn bã quá 2 tiếng vì thất bại.
Richard Branson rời trường học năm 16 tuổi và thành lập tạp chí Student Magazine cùng một nhóm bạn. Đến thập niên 70, ông sáng lập Virgin Records và Tập đoàn Virgin. Sau đó, Branson lần lượt bổ sung thêm hãng hàng không Virgin Atlantic, Virgin Mobile và Virgin Trains.
Tỷ phú được coi là một trong những doanh nhân thành công nhất nước Anh và là biểu tượng của khởi nghiệp. Dự án mới nhất của ông là Virgin Galactic, được kỳ vọng trở thành hãng du lịch vũ trụ trong tương lai. Dưới đây là những bí quyết thành công của Branson được chia sẻ trên BBC.
richard-branson-JPG-3408-1395049498.jpg
Richard Branson luôn đề cao việc làm những gì mình thích. Ảnh: Flight Deck India
1. Cứ làm những gì mình thích
Bạn chỉ sống một lần trong đời, vì thế, hãy làm những việc mình yêu thích.  Nếu muốn lập doanh nghiệp, hãy đảm bảo đó là việc bạn thực sự đam mê. Như vậy, cuộc sống của bạn sẽ vui vẻ hơn rất nhiều. Đừng cố dành thời gian và công sức làm việc gì đó chỉ để kiếm tiền.
Tôi nghĩ rằng rất nhiều người có ý tưởng tuyệt vời, nhưng chẳng mấy ai thực sự đưa chúng vào thực tiễn. Họ nghĩ rằng chắc có ai đó đã làm việc này rồi, hoặc chỉ đơn giản là không đủ tiền và không dám liều lĩnh. Chỉ những người dám nói dám làm mới có cơ hội hưởng thành quả của cuộc sống.
2. Có ý tưởng thay đổi theo hướng tích cực
Nếu muốn kinh doanh, việc căn bản bạn cần biết là phải có ý tưởng thay đổi cuộc sống của mọi người theo hướng tích cực. Các nhân viên cũng sẽ cảm thấy hứng khởi nếu biết rằng công ty đang làm những việc có ý nghĩa.
3. Tin vào ý tưởng của mình và hãy là người làm tốt nhất
Hiển nhiên là bạn cần phải tin vào ý tưởng của mình. Theo tôi, một ý tưởng tốt sẽ chỉ cần diễn đạt ngắn gọn trong vài ba dòng là đủ.
Sau đó, hãy đảm bảo bạn làm tốt hơn đối thủ trên mọi phương diện. Sẽ là vô ích nếu bạn lập một hãng hàng không mà chẳng có gì hơn các hãng khác.
4. Hãy tạo không khí vui vẻ và quan tâm đến nhân viên
Tôi cam đoan 100% rằng vui vẻ là một điều rất quan trọng và khi bạn làm việc mà không cảm thấy vui nữa, có lẽ nên chuyển sang cái khác. Hãy tạo không khí vui vẻ từ cấp lãnh đạo và duy trì môi trường làm việc thoải mái.
Thêm vào đó, hãy đảm bảo rằng bạn có những lãnh đạo biết quan tâm, tìm ra điểm tốt và không chỉ trích nhân viên. Con người cũng như hoa thôi, được tưới nước thì sẽ nở, còn không sẽ khô héo và chết.
5. Đừng bỏ cuộc
Việc này là cực kỳ quan trọng. Có rất nhiều thời điểm trong cuộc đời tôi cảm thấy sự sống của mình bị đe dọa, như lúc băng qua Thái Bình Dương bằng khinh khí cầu chẳng hạn.
Khởi nghiệp cũng chẳng khác phiêu lưu là mấy. Bạn sẽ gặp cả trăm tình huống bị dồn vào đường cùng và phải làm việc ngày đêm để tìm lối ra. Tôi nghĩ rằng mình có thể đối mặt với thất bại khá tốt và không để mình buồn bã quá 2 giờ, miễn là đã làm hết sức.
6. Lập danh sách và luôn tạo thách thức cho bản thân
Tôi luôn lên danh sách tất cả mọi việc, vì quan tâm đến những chi tiết nhỏ nhặt sẽ giúp doanh nghiệp thành công lớn. Bạn cũng phải liên tục đặt ra thử thách và mục tiêu mới cho bản thân.
Ngày đầu năm là thời điểm thích hợp để bạn viết ra các mục tiêu cho năm. Chỉ khi thực sự viết ra tất cả những việc muốn làm, bạn mới cảm thấy thôi thúc khi thời gian qua đi mà mình chẳng đạt được mấy.
7. Dành nhiều thời gian cho gia đình
Một trong những việc đầu tiên mà các doanh nhân cần phải học là nghệ thuật ủy quyền. Hãy tìm người nào đó làm tốt hơn bạn trong việc điều hành công việc hàng ngày của công ty, để giải phóng bản thân, có thời gian nhìn nhận vấn đề ở tầm cao hơn và sắp xếp ở bên gia đình. Việc này rất quan trọng, đặc biệt khi bạn có con cái.
Tôi biết mình là một nhà khởi nghiệp không tồi. Tôi có rất nhiều ý tưởng mới, nhưng lại không chắc chắn mình có đủ kỹ năng quản lý hay không. Đó chính là sự khác biệt.
8. Tắt TV đi, ra ngoài và làm điều gì đó
Đây là điều mẹ tôi luôn nói khi tôi còn nhỏ, đừng nhìn người ta làm, đừng xem TV mà hãy tự mình thực hiện. Tôi cho rằng đây là cách nuôi dạy con cái khá tốt. Các con tôi cũng vậy, chúng tôi dành rất nhiều thời gian bên nhau ở Caribbean và chẳng bao giờ xem TV ở đó.
9. Khi mọi người nói xấu bạn, hãy chứng minh là họ sai
Có rất nhiều người thích dựa hơi người nổi tiếng để kiếm tiền, ví dụ như ra sách viết về người khác. Điều này rất khó chịu, nhưng nếu bạn lên tiếng chỉ trích hay kiện tụng, việc đó sẽ chỉ quảng cáo cho họ mà thôi. Tôi đã học được cách lờ đi những kẻ như thế.
Cách giải quyết tốt nhất là chứng minh rằng họ đã sai bằng hành động cụ thể. Như quyển "Branson: Đằng sau tấm mặt nạ" chẳng hạn, nó nói rằng chương trình du lịch vũ trụ của chúng tôi chỉ là bày vẽ. Tôi sẽ cho họ thấy đó là quan niệm sai lầm.
Hà Thu
Tin liên quan