8 bước mở cửa hàng quần áo
Tìm ra mặt hàng nào thị trường ưa
chuộng, xác định đối thủ của mình là ai, cần dự trù ngân sách kỹ lưỡng
để những tháng đầu chưa có khách vẫn cầm cự được... sẽ giúp bạn thuận
lợi hơn khi mới bắt đầu mua bán.
1. Lập kế hoạch kinh doanh vững chắc và rõ ràng.
Hãy bám vào thực tế khi viết kế hoạch. Bạn nên đánh giá lợi nhuận ở mức
trung bình còn hơn là đưa ra những con số vượt quá khả năng thực hiện.
Chú ý nhiều đến mô tả về nhiệm vụ của công ty và các kế hoạch tương lai
cũng như cách thức để hấp dẫn nhà đầu tư tiềm năng. Riêng với phần mô tả
công ty, bạn có thể đưa ý tưởng về dòng sản phẩm, làm thế nào có sự
khác biệt so với các đối thủ khác.
Lập kế hoạch càng chi tiết, phương án kinh doanh mặt hàng thời trang sẽ có hiệu quả hơn. Ảnh: Phương Nga
|
2. Dự trù ngân sách phải ưu tiên hàng đầu trong dự án.
Đây là yếu tố huyết mạch trong giai đoạn đầu. Bạn phải vạch ra một số
câu hỏi, đại loại như cần bao nhiêu tiền để mở một cửa hàng quần áo hay
có nên vay ngân hàng. Sau đó, liệt kê một số chi phí liên quan như vật
tư, thiết bị, quảng cáo, tiếp thị, thuê nhà, các khoản phát sinh khác…
cộng thêm chi phí vận hành việc kinh doanh trong một năm. Bạn phải dự
tính được doanh thu tạo ra có thể bù đắp những khoản chi phí này.
3. Luôn đặt ra câu hỏi
Bạn luôn tự đặt câu hỏi, ví dụ ai sẽ là đối thủ hiện tại và trong tương
lai, đối tượng khách hàng hay mức giá đối với bán lẻ và bán sỉ là bao
nhiêu? Để trả lời những câu hỏi này, trước hết, bạn có thể xin làm đại
lý cho một cửa hàng thời trang. Khi đó, bạn để ý xem cửa hàng đó bán mặt
hàng nào và khách hàng muốn mua gì. Bạn sẽ học hỏi được nhiều thứ về
cách thiết kế, phân phối hàng và giá tiền từng loại sản phẩm. Đây cũng
là một giải pháp để bạn chuẩn bị xây dựng thương hiệu cho bản thân. Bên
cạnh đó, bạn cần tìm hiểu tính pháp lý trong hoạt động kinh doanh. Trước
hết, bạn định chọn loại quy mô doanh nghiệp nào, ví dụ liên doanh, tư
nhân, trách nhiệm hữu hạn… kế đến là giấy phép kinh doanh, mã số thuế…
4. Giờ đến lúc bắt đầu xây dựng thương hiệu
Chọn một cái tên, miễn là bạn cảm thấy nó độc đáo và dễ nhận biết. Tên
thương hiệu và tên công ty nên khác nhau. Ví dụ, tên công ty có thể là
biến thể tên riêng của bạn, nhưng tên bộ sưu tập quần áo nên có gì đó
sáng tạo hơn và đại diện cho phong cách bạn hướng đến.
Tiếp đến là thiết kế logo. Bạn không nên thay đổi logo thường xuyên vì
sẽ khiến khách hàng khó nhận diện ra thương hiệu mà bạn muốn phát triển.
5. Tạo ra một trang web để quảng bá sản phẩm
Hãy chắc rằng nó trông dễ nhìn và chuyên nghiệp. Trên website, nên ghi
rõ địa chỉ liên lạc để trong trường hợp các cửa hàng hay cá nhân muốn
gọi cho bạn. Bạn có thể thiết lập phương thức thanh toán qua chuyển
khoản trên trực tuyến.
6. Thiết lập mối quan hệ với các trang web và blog
Điều này có thể giúp cho website của bạn gây được sự chú ý từ các trang
khác. Ngoài ra, cách này cũng giúp tăng thêm doanh số bán hàng vì được
nhiều người biết đến hơn và họ sẽ truyền miệng lẫn nhau.
7. Quảng cáo
Đăng quảng cáo trên báo và website phù hợp với đối tượng khách hàng
muốn nhắm đến hay có thể tham gia tài trợ các sự kiện hoặc mời những
người nổi tiếng mặc những chiếc áo do bạn thiết kế. Ngoài ra, bạn có thể
sử dụng mạng xã hội hay blog riêng để lan tỏa tin tức, sự kiện.
8. Bán hàng tại hội chợ
Tại hội chợ, bạn có cơ hội gặp gỡ các chủ cửa hàng khác và thuyết phục
họ mua sản phẩm. Đăng các mẫu quần áo lên website, in catalog và gửi
mail thông tin về các loại quần áo đến các chủ cửa hàng khác và khách
hàng tiềm năng. Mặc dù, bạn sẽ phải chi số tiền khá nhiều để tham gia, nhưng bù lại là có thể tăng giá trị về mặt doanh số cũng như quảng bá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét