Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Không ngừng đặt câu hỏi

Tất cả bài viết của tôi bắt đầu từ câu nói nằm lòng của Robert Kennedy,” Những nghiên cứu gia nhìn vào sự kiện đang xẩy ra và hỏi tại sao. Tôi nhìn vào những sự kiện đã không xẩy đến và hỏi tại sao không?” (There are those who look at things the way they are, and ask why… I dream of things that never were, and ask why not?). Đó là tiền đề của cuốn sách “Tư duy khác về kinh tế và xã hội Việt Nam” tôi vừa hoàn tất.
Tôi luôn nói với các bạn trẻ là thế giới kinh doanh không thiếu tiền mà chỉ thiếu ý tưởng. Những ý tưởng sáng tạo, làm thay đổi thói quen và hành xử, cải thiện hiệu năng vượt bực là những ý tưởng đã đem lại tài sản hay danh vọng khổng lồ cho nhiều doanh nhân. Người Mỹ gọi chúng là những game-changers hay là những bước tiến đã thay đổi cuộc chơi. Gần đây nhất, Facebook đã khiến một anh sinh viên 24 tuổi Zuckerberg trở thành tỷ phú. Trước đó là các doanh nhân đã sáng lập ra Google, Apple, Microsoft, Intel, IBM, Bell, RCA, Carnegie…tất cả đều là những thanh niên khởi nghiệp với trí tuệ, nghèo và kiên nhẫn. Họ chỉ có ý tưởng, không có tiền và tất cả đều đã thành công trong việc thay đổi phần lớn đời sống nhân loại.
Muốn vậy, họ đã biết đặt câu hỏi chính xác là “tại sao không.?” Họ đã dám đi vào lề trái của 99% đám đông. Họ dám có những tư duy khác lạ so với những suy tưởng bình thường của xã hội.
Dĩ nhiên, rất nhiều ngừơi, dù thành công hay thất bại, trong bọn họ đã phải trả giá đắt. Từ những mất mát về tiền bạc (thực ra không nhiều vì đa số là nghiên cứu sinh nghèo) đến những mất mát về danh tiếng, thị phi vì xã hội không ưa những người khác biệt. Thậm chí nhiều nguời còn mất mạng vì ý tưởng hay khám phá lạ đời, như Galieo với giả thuyết trái đất tròn, như Socrates với biện giải logic, như rất nhiều văn nghệ sĩ tư tưởng gia trong các triều đại phong kiến.
Lấy lịch sử làm thí dụ. Ai cũng biết lịch sử luôn luôn được ghi lại bởi những kẻ chiến thắng. Trong những triều đại mà sự phản biện không được phép thực thi thì những câu chuyện ghi trong lịch sử có thể chỉ là những huyền thoại được thêu dệt vẽ vời để tăng uy tín và quyền lực cùa kẻ thắng. Tuy nhiên, phần lớn người dân, kể cả những bậc trí thức có chút đầu óc cũng nuốt gọn mọi dối trá trộn lẫn trong sự thật và bán sự thật (half-truths).
Trong một xã hội mà đến 95% dân số sống đời khổ sở và thiếu thốn về những vật chất tối thiểu, thì tư duy của ta phải đi ngược lại suy nghĩ đại chúng và hành xử trái hẳn với những điều mà người dân cho là sự khôn ngoan thường nhật. Muốn thóat ra khỏi giới hạn chật chội của nghèo đói, chúng ta phải có tư duy “ngoài cái hộp” (think out of the box).
Dĩ nhiên, ta phải đối phó thường trực với những ù lì rồi phá phách của những thành phần không muốn đổi thay hay tiến bộ của xã hội vì lợi ích cá nhân, gia đình hay phe nhóm. Không có một tinh thần bất khuất và kiên trì, chúng ta sẽ bỏ cuộc không chóng thì chày, vì sức đề kháng của phe bảo thủ rất mạnh. Cuối cùng, những thay đổi rồi cũng đến, vì cốt lõi của cuộc sống là thay đổi (change is inevitable). Nhưng có thể ta không còn hiện diện để nhìn những đổi thay này.
Chả thế mà chính Einstein cũng phải mỉa mai về đám đông chung quanh mình,” Hai thứ là vô tận trên đời: vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người. Thực ra, tôi không chắc về vũ trụ” (Two things are infinite: the universe and human stupidity. And I’m not sure about the universe.”
Tư duy mới sẽ bắt đầu bằng những câu hỏi là tình trạng hiện tại do ai duy trì và họ có những ích lợi gì vào sự ù lì của tình thế? Kế tiếp là những thay đổi sẽ đem đến những cơ hội và rủi ro gì? Ngoài thay đổi, chúng ta có thể tìm được những phương hướng gì khác hơn cả sự thay đổi? Sự suy nghĩ của đám đông là thế này; nếu ta làm ngược lại, thì kết quả gì sẽ xẩy đến? Thói quen bắt đầu từ tư duy, liệu ta có thể thay đổi tư duy của người tiêu thụ hay đối tác?
Trong tình trạng cạnh tranh của toàn cầu hóa và thế giới “phẳng”, một tư duy sáng tạo là một vũ khí vô cùng quan trọng cho sự tiến bộ của một cá nhân, một doanh nghiệp hay một quốc gia. Chất xám và phần mềm sẽ là yếu tố quyết định trên thương trường tự do. Giáo dục, đạo đức và môi trường văn hóa là thành phần dinh dưỡng cho nền kinh tế mới. Cuốn sách “Một tư duy mới cho kinh tế và xã hội Việt Nam” của tôi là một đóng góp nhỏ trong tiến trình tăng trưởng của lớp người trẻ hiện nay.
Mời bạn lên đường và đừng quên là Einstein đã nhắc nhở ta,” Điều quan trọng là không ngừng đặt câu hỏi” (The important thing is not to stop questioning).

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

5 sai lầm tài chính cần tránh ở tuổi 20

Khi đã độc lập về tài chính, nhiều người trẻ thường sa vào nhu cầu vật chất không cần thiết, lạm dụng thẻ tín dụng, không lập ngân sách hàng tháng, không đầu tư vào bản thân và cũng chẳng có kế hoạch tiết kiệm cho về hưu.
Trên 20 là độ tuổi bạn có thể hình thành, hoặc phá vỡ sự ổn định tài chính. Thời kỳ này tương đối khó khăn, do bạn phải tìm việc, tiết kiệm tiền mua nhà và cố gắng làm vui lòng cha mẹ. Chưa sẵn sàng để tự chủ về tài chính sẽ khiến bạn rất dễ phạm sai lầm về tiền bạc, có thể phải đánh đổi cả giấc mơ, tài sản và mối quan hệ với những người thân thiết.
1. Rơi vào bẫy lối sống xa hoa
cheap-car-insurance-5299-1393402565.jpg
Ở độ tuổi này, bạn có thể mới tốt nghiệp hoặc đã có một công việc ổn định. Nhưng điều quan trọng không phải bạn kiếm được bao nhiêu, mà là tiền tiêu vào đâu? Bạn có đem tiền đi đầu tư không? Tài khoản ngân hàng của bạn có ổn không? Hay bạn thích tiêu tiền vào các món đồ xa xỉ?
Tự kiếm ra tiền sẽ khiến bạn có cảm giác thích tiêu vào đâu thì tiêu. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa tìm được việc rồi, là bạn ngay lập tức cần mua căn hộ mới, xe mới, quần áo và đồ dùng mới.
Đừng nhầm lẫn giữa sự thỏa mãn vật chất với hạnh phúc. Nếu không, bạn sẽ sớm mắc kẹt trong vòng quay xa hoa ảo này. Nó rất đắt đỏ đấy!
Lời khuyên ở đây là: Đừng dựa vào tài sản để tìm niềm vui. Tất cả những đồ mới mua đều sẽ cũ đi theo thời gian. Còn bạn sẽ chẳng bao giờ cảm thấy thỏa mãn.
2. Lạm dụng thẻ tín dụng
credit-card-5574-1393402565.jpg
Bạn có biết rằng các hãng thẻ tín dụng lớn có cả danh sách những người trẻ mà họ có thể liên lạc ngay khi biết bạn có việc làm đầu tiên? Họ sẽ gọi cho bạn và nói rằng bạn đáp ứng các tiêu chuẩn mở thẻ. Và thế là bạn đã có thẻ tín dụng.
Nhưng hãy nhớ, thẻ tín dụng không phải tiền cho không. Nó chỉ giúp bạn mua những thứ mà bạn chưa trả được ngay bây giờ. Nó kích thích bạn mua đồ chỉ bởi vì bạn có thể. Thêm vào đó, nếu mua một món hàng giá trị nhỏ, bạn thường chủ quan về tiền lãi và quên bẵng đi. Đến khi nhớ ra, bạn có thể sẽ phải trả một số tiền khổng lồ.
Lời khuyên là: Nếu bạn không tự ép bản thân phải trả tiền đúng hạn, đầy đủ, đừng bao giờ mở thẻ tín dụng.
3. Không bao giờ lập ngân sách
budget-1-1944-1393402565.jpg
Ý tưởng này thường bị mọi người cho là quá to tát. Thậm chí một số người còn chẳng biết tháng này mình đã tiêu những gì. Nhưng việc lên kế hoạch và theo dõi thu chi hàng tháng là rất cần thiết. Bạn sẽ không thể chữa được bệnh nếu không chẩn đoán đúng. Tương tự, bạn cũng khó giải quyết được vấn đề nếu thậm chí còn chẳng biết nó tồn tại.
Lời khuyên ở đây là: Sao bạn không thử quy tắc 60-20-10-10 nhỉ? 60% thu nhập cho cuộc sống hàng ngày, 20% tiết kiệm cho mục tiêu cá nhân, 10% để dành về hưu, còn 10% làm công tác xã hội.
4. Không đầu tư vào bản thân
lifelong-learning-8188-1393402565.jpg
Đã tốt nghiệp đại học không có nghĩa từ nay bạn chẳng phải học gì nữa. Trên thực tế, cuộc sống đi làm sau đó chính là khoảng thời gian tốt nhất để tiếp tục bổ sung kiến thức. Chẳng ai ở bên để thúc giục bạn hoàn thiện bản thân đâu. Vì vậy, hãy cố gắng tự làm một mình.
Bên cạnh đó, đừng lấy cớ là mình không đủ tiền để đi học. Vì thực ra, đây không phải chi tiêu, mà là đầu tư. Sau này, bạn sẽ gặt hái được thành quả, thế nên hãy kiên nhẫn.
Lời khuyên ở đây là: Tham dự các buổi hội thảo để nâng cao kiến thức. Mở rộng mối quan hệ với những người làm việc trong ngành nghề yêu thích của bạn và học hỏi từ họ. Học thêm một ngôn ngữ mới, nộp đơn xin học bổng du học, đăng ký các khóa nghiệp vụ hay đọc sách cũng là những cách rất hay.
5. Không tiết kiệm cho tuổi về hưu
Retirement-5654-1393402565.jpg
Những người trong độ tuổi này thường không nghĩ đến việc tiết kiệm. Tuy nhiên, chúng ta nên để dành từ khi còn trẻ để có thể sống thoải mái khi về hưu. Nếu bắt đầu sớm, bạn sẽ còn dôi ra một khoản để đầu tư nữa. Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett từng nói: “Người giàu đầu tư vào thời gian, người nghèo đầu tư vào tiền bạc”.
Nếu chờ đến lúc già, bạn sẽ cảm thấy áp lực hơn nhiều. Bên cạnh đó, nếu muốn sống thoải mái, bạn cũng sẽ phải đổ vào số tiền lớn hơn, do còn ít thời gian hơn.
Lời khuyên ở đây là: Hãy tiết kiệm sớm. Nếu bạn còn 10-20 năm nữa mới nghỉ hưu, trích ra một khoản để mua cổ phiếu, mua đầu tư thôi, đừng lướt sóng. Cuộc sống của bạn vì thế sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Nguyên tắc đầu tư của Warren Buffett

Vị tỷ phú không quan tâm biến động giá cả hàng ngày của các loại tài sản vì ông cho rằng thành công chỉ đến với những ai tập trung đầu tư, chứ không phải dán mắt vào bảng kết quả.
Trong thư hàng năm gửi các cổ đông Berkshire Hathaway, nhà đầu tư huyền thoại của Mỹ - Warren Buffett nói rằng nếu muốn biết làm thế nào để kiếm tiền từ thị trường chứng khoán, hãy nhìn vào cách ông kiếm tiền từ hai khoản đầu tư bất động sản nhỏ. Những việc này đã xảy ra vài chục năm trước, và cũng chẳng thay đổi tài sản của ông là bao, nhưng chúng có ý nghĩa rất lớn.
Ông đã viết về việc mình mua một trang trại tại Nebraska và đầu tư vào một tòa nhà cho thuê gần Đại học New York (Mỹ). Trong cả hai trường hợp, ông đều mua khi giá xuống đột ngột sau thời gian bùng nổ. Cả hai đều thuộc lĩnh vực Buffett không thông thạo. Và quan trọng nhất là, ông đầu tư vì tin rằng chúng sẽ ngày càng sinh lời, chứ không phải muốn bán lại với giá cao hơn.
warren-buffett-7610-1393325267.jpg
Warren Buffett cho rằng không nên quá quan tâm đến giá cả hàng ngày của tài sản. Ảnh: AFP
Buffett không biết gì về điều hành trang trại. Nhưng ông có một người con trai thích trồng trọt. Nhờ đó, ông tính toán được mỗi năm họ có thể làm ra bao nhiêu bao ngô và đậu tương với chi phí ra sao, rồi nhẩm ra lợi nhuận hàng năm từ trang trại. Tỷ phú cho rằng năng suất sẽ được cải thiện theo thời gian và giá nông phẩm cũng tăng lên. Thi thoảng, họ có thể bị thất bát, nhưng cũng sẽ có những vụ mùa bội thu. Ông cũng chưa bao giờ có ý định bán nơi này. Và sau 28 năm, giá trị trang trại đã tăng gấp 5, còn lợi nhuận hàng năm thì lên gấp ba.
Tương tự, tòa nhà ông mua cùng một nhóm bạn cũng được tin tưởng sẽ sinh lời khi số người thuê tăng lên. Tất cả là nhờ vị trí rất đắc địa – ngay cạnh Đại học New York và ngôi trường này sẽ chẳng rời đi đâu cả.
"Trong hai vụ đầu tư đó, tôi chỉ nghĩ tài sản này sẽ mang lại mình cái gì chứ không quan tâm đến giá cả hàng ngày của chúng. Kẻ thắng là người tập trung vào cuộc chơi, chứ không phải dán mắt vào bảng kết quả", ông nói.
Khi mua những bất động sản này năm 1986 và 1993, các dự báo kinh tế đều không ảnh hưởng gì đến quyết định của ông. "Tôi còn chẳng nhớ các tít báo hay chuyên gia nói gì vào thời điểm đó. Vì dù người ta có nói gì, ngô vẫn được trồng ở Nebraska và sinh viên vẫn cứ đổ xô tới Đại học New York", Buffett cho biết.
Từ đó, Buffett khuyên các nhà đầu tư mới hoặc ngại mạo hiểm rằng không nên mua các cổ phiếu "đang ở thời kỳ quá rực rỡ" và cũng đừng "vỡ mộng khi giá giảm". "Cách giải quyết lúc này là tích trữ cổ phiếu trong thời gian dài, không bán khi có tin xấu và giá rời xa mức đỉnh", ông nói.
Ông cũng cảnh báo việc "để ý đến hành vi thất thường và thiếu logic" của cổ phiếu sẽ khiến nhà đầu tư "cư xử thiếu chính xác". Thêm vào đó, Buffett cho rằng "dựa vào các nhận định vĩ mô hoặc lắng nghe dự đoán thị trường của người khác là việc phí thời gian".
Cuối cùng, tỷ phú khuyên rằng: "Mặc kệ người ta nói, hãy giữ chi phí ở mức tối thiểu và đầu tư vào cổ phiếu như trang trại vậy".

Hành trình tìm ra chân lý của một tỷ phú

 Hành trình tìm ra chân lý của hạnh phúc, con đường dẫn đến thành công trong kinh doanh của tỷ phú Tony Hsieh không chỉ là câu chuyện hấp dẫn, mà còn là bài học kinh nghiệm quý giá cho những ai muốn trở thành người giàu-có-hạnh-phúc.
Nguyên tác: Delivering Happiness
Tác giả: Tony Hseih
Xuất bản: 2010 tại Mỹ
Người dịch: Hoàng Thị Minh Hiếu
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân 2011
Sách dày 314 trang
Nghe đọc tóm tắt
Về tác giả
Tony Hseik là CEO của LinkExchange, CEO của Công ty Zappos rất thành công và được rất nhiều người ngưỡng mộ và học tập.
Nội dung chính
Tác giả kể lại những bài học thành công và thất bại trong quá trình kinh doanh của mình, đồng thời bày tỏ quan điểm về hạnh phúc trong cuộc sống và trong kinh doanh.
Phần 1: Lợi nhuận
1 – Hành trình tìm kiếm lợi nhuận
Giống như những ông bố, bà mẹ gốc Á khác, bố mẹ tôi đặt kỳ vọng rất cao vào chúng tôi, như muốn tôi học trường y, lấy bằng tiến sĩ. Nhưng tôi chỉ quan tâm đến việc kinh doanh, nghĩ cách kiếm tiền.
Lúc tôi chín tuổi, tôi nói bố mẹ tôi đưa tôi đến Bắc Sonoma, nơi có nhà cung cấp giun đất nổi tiếng cả nước, tôi đang ấp ủ giấc mơ trở thành đối thủ cạnh tranh của họ. Bố mẹ tôi mua một hộp giun đất khoảng 100 con với giá hơn 30 đô la. Tôi tạo một hộp giun trong vườn nhà mình, đáy là lưới thép mỏng, đổ đầy bùn rồi thả 100 con giun đất vào đó. Hằng ngày tôi lấy lòng đỏ trứng gà vùi xuống hộp giun để chúng có thể sinh sôi nẩy nở nhanh hơn. Vì tôi biết các vận động viên chuyên nghiệp thường ăn trứng gà sống để tăng cường sinh lực.
Sau 30 ngày tôi kiểm tra xem thử lũ giun sinh sôi như thế nào, nhưng tuyệt nhiên chẳng có một con giun mẹ giun con nào cả. Ước mơ làm giàu từ giun của tôi đã tan biến, tôi rất buồn. “Con đường dẫn đến thành công của tôi cũng đã trải quan nhiều thất bại” (Thomas Edison).
Thời trung học, tôi làm công việc giao báo, chỉ kiếm được 2 đô la mỗi giờ. Sau đó, tôi quyết định tự làm bản tin bán cho bạn bè, mỗi bản 5 đô la, nhưng chỉ bán được 4 bản, tôi phải tìm bán thêm 4 trang quảng cáo nữa để có thu nhập. Vài tuần sau, tôi in bản số 2, nhưng bạn bè tôi đã hết tiền mua, tôi chỉ bán được 2 bản, tôi quyết định dừng vụ kinh doanh này lại.
Khi đọc tạp chí Boy’s life, tôi phát hiện dụng cụ làm khuy áo với giá 50 đô la, có thể biến một tấm hình hoặc mẫu giấy thành khuy áo sơ mi, mỗi chiếc khuy giá 25 xu. Tôi quảng cáo qua hình thức đặt hàng và giao hàng qua thư mà không cần gặp mặt trực tiếp. Tôi đã thành công. Hằng tháng tôi thu nhập khá ổn định. Khi tốt nghiệp cấp 2, tôi quyết định nhường công việc này cho cậu em Andy, sau này Andy truyền nghề lại cho cậu em út, cuối cùng, cậu út cũng phải bỏ nghề khi ba tôi chuyển về Hồng Kông.
Khi học hết cấp 3, tôi đã đọc một số cuốn sách ảo thuật và tôi đã biểu diễn các trò ảo thuật khá hay, hoàn toàn mới. Nhiều người tò mò muốn biết làm sao tôi làm được như vậy. Đọc được ý nghĩ đó, tôi quảng cáo trên tạp chí Boy’s life tốn hết 800 đô la (cũng qua thư), rằng tôi sẽ cung cấp dụng cụ và hướng dẫn cách biểu diễn. Sau một thời gian chờ đợi, tôi chỉ nhận được 10 đô la đặt hàng. Vậy là 800 đô la mất tiêu. Tôi cứ tưởng tôi là ông vua bất khả chiến bại của phương cách đặt hàng qua thư.
Tôi quyết định học đại học Harvard như mong muốn của ba mẹ tôi. Vào đại học, tôi tha hồ xem ti vi và phim cũng như chơi game. Tôi thường xuyên trốn học và ngủ nướng. Tính lại, suốt năm đầu đại học tôi chẳng lên lớp bao nhiêu. Để hoàn thành các môn điều kiện, tôi chọn ghi danh lớp học kinh thánh, vì lớp này không có bài tập, chỉ có bài thi cuối kỳ, tôi trốn học thoải mái. Hai tuần trước khi kiểm tra cuối kỳ, giáo sư phát đề cương để sinh viên nghiên cứu. Tôi lúng túng, cái khó ló cái khôn, tôi gửi tin nhắn đến tất cả các bạn sinh viên, tổ chức một cuộc tham gia nghiên cứu, mỗi sinh viên chỉ cần soạn 3 chủ để. Tôi tập hợp các bài viết, photo, đóng thành tập, bán với giá 20 đô la mỗi tập. Chẳng cần phải học bất cứ cuốn sách nào, cũng không tự viết, tôi đã có các bài nghiên cứu đầy đủ, mà lại kiếm được tiền. Tôi đã hoàn thành tốt bài thi cuối kỳ. Tôi đã khám phá ra sức mạnh của đám đông.
Thời gian sau đó, thành phố ra chỉ thị cấm mở các quán ăn nhanh gần trường học, lợi dụng cơ hội này, tôi và Sanjay đi tàu điện ngầm đến trạm gần nhất có cửa hàng Mc Donald’s mua bánh hamburger và bánh ngọt về ký túc xá bán. Nhưng bánh pizza lại lãi hơn, mua một chiếc 2 đô la, nước xong bán 10 đô la. Tôi đầu tư 2.000 đô la trong vụ này, doanh số của tôi ngày càng tăng.
Alfred là khách hàng số một của chúng tôi, anh đặt mua một chiếc pizza cỡ lớn, chỉ vài giờ sau anh lại mua thêm chiếc nữa. Alfred được chúng tôi đặt biệt danh là “thùng nước lèo” vì anh ăn rất nhiều, vài tiếng mà ăn 2 chiếc bánh như vậy là vô lý. Thời gian sau, chúng tôi phát hiện ra rằng Alfred mua bánh pizza rồi cắt thành từng miếng bán cho các bạn cùng phòng, rất có lãi. Tính ra, Alfred đã kiếm lãi gấp nhiều lần so với chúng tôi, mà lại ít vất vả hơn.
Chính nhờ việc kinh doanh bánh pizza của Alfred mà sau này tôi chọn anh làm giám đốc tài chính và giám đốc điều hành khi mở công ty Zappos.
2 – Được cái này, mất cái kia
Khi ra trường, cả Sanjay và tôi đều được công ty Oracle mời vào làm việc, lương cao cùng với chế độ cộng thêm. Thỉnh thoảng tôi lại hỏi thăm Sanjay, cũng như tôi, cậu ấy cảm thấy không có gì thú vị cả. Chúng tôi bàn cùng nhau làm cái gì đó vào cuối tuần để chống lại sự nhàm chán. Ý tưởng kinh doanh riêng rất thú vị, chúng tôi quyết định mở công ty IMS, thiết kế trang web cho các công ty.
Chúng tôi tiếp cận và thuyết phục phòng Thương mại địa phương thiết kế trang web miễn phí cho họ để từ đó tìm kiếm khách hàng. Khách hàng lớn đầu tiên là Hillsdale chịu trả 2.000 đô la để thực hiện trang web của họ. Chúng tôi thực sự đã làm được! Việc quyết định rời công ty Oracle là việc cần phải làm. Không hẳn chỉ vì tiền, nhưng tôi muốn được điều hành công ty kinh doanh của riêng mình và làm chủ số phận.
Cuối tuần đầu tiên, chúng tôi nhận thấy không thực sự đam mê công việc thiết kế trang web. Những tuần tiếp theo chúng tôi cảm thấy căng thẳng và chán nản. Ngày cuối tuần, trong tâm trạng buồn chán, chúng tôi quyết định tiến hành lập trình thử nghiệm ý tưởng Internet Link Exchange (trao đổi liên kết trên internet), sau này đổi tên là Link Exchange. Chỉ trong một tuần, chúng tôi thấy ý tưởng đó có tiềm năng rất lớn, chúng tôi tập trung sức lực biến Link Exchange thành một doanh nghiệp thành công.
Tháng 8 năm 1996, Lenny đề nghị chúng tôi bán Link Exchange cho Bigfoot với giá một triệu đô la tiền mặt và cổ phiếu. Chúng tôi cảm thấy choáng váng, Link Exchange chỉ mới thành lập có năm tháng mà giờ đây có cơ hội bán được giá cao như vậy. Nhưng chúng tôi vẫn đưa mức giá lên 2 triệu đô la. Cuộc mua bán không thành, nhưng Sanjay và tôi có động lực rất lớn để đưa Link Exchange tiến xa hơn.
Jerry Yang, người đồng sáng lập Yahoo! đến thăm chúng tôi. Chúng tôi rất phấn khởi và hy vọng ký kết hợp đồng quảng cáo với Yahoo!. Nhưng Jerry chẳng hề quan tâm đến hợp đồng mà anh muốn mua lại Link Exchange với giá hai mươi triệu đô la. Chúng tôi phải cố gắng lắm mới giữ được bình tĩnh khi nghi Jerry ngỏ ý. Chúng tôi suy nghĩ, nếu chúng tôi nhận 20 triệu đô la thì từ giờ đến cuối đời không phải làm gì nữa cả. Nhưng tôi đã gầy dựng công ty mà tôi yêu thích, tôi ngu ngốc gì mà phải bán nó đi. Chúng tôi quyết định từ chối lời đề nghị của Jerry.
Suốt 17 tháng tiếp theo, chúng tôi đều ngủ rất ít, chúng tôi không ngừng tuyển thêm nhân viên. Chúng tôi đã phạm sai lầm khi tuyển dụng người vào công ty, nền văn hóa công ty dần dần bị hủy hoại, tôi có cảm giác mọi thứ không còn thú vị như trước nữa.
]Microsoft đưa ra giá 265 triệu đô la để mua Link Exchange, với vài điều kiện đi kèm. Họ muốn Sanjay, Ali và tôi tiếp tục ở lại, tôi sẽ được nhận thêm 40 triệu đô la nữa. Việc ký hợp đồng diễn ra chỉ sau vài tuần thương lượng. Chúng tôi không vui mừng như người ta tưởng mà có một tâm trạng ngậm ngùi pha lẫn thư thái lạ kỳ.
Bây giờ là cái gì đây? Cái gì tiếp theo? Các câu hỏi cứ luẩn quẩn trong đầu tôi: Thành công là gì? Hạnh phúc là gì? Tôi đang làm việc vì điều gì? Tôi không cần nhiều tiền nữa. Tôi chẳng chi tiêu hết số tiền tôi có, vậy tại sao tôi phải làm việc cho Microsoft? Tôi điểm lại điều hạnh phúc nhất trong cuộc đời mình chẳng có giai đoạn nào liên quan đến tiền cả. Tôi hiểu ra rằng, việc xây dựng sự nghiệp trở nên sáng tạo làm tôi hạnh phúc, tình bạn thân thiết làm tôi hạnh phúc, ăn một củ khoai nướng sau khi bơi khiến tôi vui.
Xã hội và nền văn hóa đã đầu độc chúng ta, làm cho chúng ta không cần suy nghĩ nữa, chỉ cần mặc định thừa nhận càng nhiều tiền thì càng thành công và hạnh phúc. Tôi đã chọn cách thành thật với chính mình và quyết định từ bỏ số tiền Microsoft trả để giữ chân tôi. Tôi chưa biết mình sẽ làm gì, nhưng chắc chắn tôi sẽ làm một điều gì đó. Tôi quyết định không theo đuổi tiền bạc mà bắt đầu theo đuổi niềm đam mê của mình.
Tôi sẵn sàng bước sang một trang mới trong cuộc đời.
3 – Đa dạng hóa
Nhiều người trong chúng tôi rời Link Exchange đang cố tìm lời giải cho câu hỏi: “Làm gì bây giờ?”.
Một ngày nọ, tôi nhận được tin nhắn thoại của Nick Swinmurn, nói rằng anh ta vừa mới lập một trang web có tên shoesite.com, một cửa hàng bán giày trực tuyến giống như Amazon vậy. Tôi cho rằng đó là một ý tưởng ngớ ngẩn. Nick nói thêm, ngành công nghiệp giày dép mỗi năm mang lại cho nước Mỹ 40 tỷ đô la, trong đó doanh số bán hàng trên mạng chiếm 2 tỷ đô la. Chúng tôi đồng ý đầu tư cho shoesite.com. Sau đó chúng tôi đổi tên trang web là Zappos.
Ý tưởng kinh doanh thực sự ở đây là phải biết lập mối quan hệ đối tác với hàng trăm thương hiệu, họ sẽ cung cấp cho Zappos danh mục giới thiệu sản phẩm của họ. Zappos sẽ nhận đơn hàng từ khách hàng trên mạng, chuyển tới nhà sản xuất để họ trực tiếp chuyển sản phẩm đến khách hàng.
Chúng tôi không biết ý tưởng bán giày trên mạng có thành công hay không, nhưng trước sự đam mê của Nick và Fred, tôi và Alfred sẵn sàng tham gia vào canh bạc lớn.
Khi tôi chưa xác định mình làm điều gì tiếp theo, tôi đã hời hợt đầu tư và kinh doanh chứng khoán. Đầu tư tiền vào chứng khoán của các công ty mà tôi chẳng biết tí gì và kết cục là bị mất rất nhiều tiền. Đầu tư ban đầu để hỗ trợ cho các ý tưởng và những công ty mới thật thú vị. Alfred và tôi đã thực hiện 27 vụ đầu tư và chẳng còn tí tiền nào trong quỹ. Vào thời điểm đó, dường như ý tưởng nào của chúng tôi nghe cũng tuyệt vời, vì vậy, tiền trong quỹ ra đi nhanh chóng. Tháng 4 năm 2000, cổ phiếu các công ty kinh doanh trên internet bắt đầu mất giá, gây hoang mang khắp thung lũng Silicon. Rất nhiều công ty phá sản. Chúng tôi từ chối rót vốn cho các công ty trong danh mục đã đầu tư. Cuối cùng, Zappos là công ty duy nhất còn lại mà chúng tôi tiếp tục đầu tư, mặc dù không lạc quan cho lắm.
Tôi quyết định rút khỏi vai trò là một nhà đầu tư và một chuyên gia tư vấn, để tiếp tục làm một doanh nhân. Cuối năm đó, tôi bắt đầu làm việc toàn thời gian ở Zappos. Cuộc tìm kiếm cuối cùng đã hoàn tất. Tôi đã nhận ra điều mình muốn tập trung vào. Tôi đã xác định niềm đam mê mới của mình.
Phần II: Lợi nhuận và đam mê
4 – Củng cố vị thế của bạn
Hai năm tiếp theo rất khó khăn với Zappos. Chúng tôi chỉ tập trung vào mục tiêu làm sao để tồn tại. Chúng tôi không thể thu hút thêm bất cứ nguồn quỹ bên ngoài nào. Vài tháng sau, vì đã cạn tiền nên tôi phải dùng đến cả tiền trong tài khoản cá nhân của tôi ở ngân hàng để duy trì hoạt động của công ty.
Chúng tôi quyết định xem xét thật kỹ lưỡng các khoản chi, không tuyển dụng thêm người, thậm chí sa thải một số nhân viên, thuyết phục một số nhân viên còn lại giảm tiền lương hoặc không nhận lương để đổi lấy cổ phần trong công ty. Chúng tôi kê thêm giường ở các phòng của tòa nhà để tiết kiệm tiền thuê nhà cho nhân viên. Vận động nhân viên tương thân tương ái, hăng say chăm chỉ làm việc để vượt qua giai đoạn khó khăn. Chúng tôi gắn kết với nhau bởi mục tiêu giữ cho công ty khỏi phá sản.
Khi tiền trong tài khoản cá nhân cạn kiệt, tôi bán những khu đất của mình để có thể tiếp tục đầu tư cho Zappos. Cuối cùng tôi bán tất cả tài sản đã mua được trừ ngôi nhà đang ở và khu tổ chức tiệc trước kia.
Cần thay đổi mô hình kinh doanh để cứu công ty. Chúng tôi quyết định biến dịch vụ chăm sóc khách hàng trở thành mục tiêu chính của công ty.
Chúng tôi thu hút các hãng giày nổi tiếng để có sản phẩm tốt phục vụ khách hàng, thuyết phục họ bán hàng cho chúng tôi lưu kho, mở cửa hàng bán lẻ song song với việc bán hàng qua mạng. Chúng tôi biến một nửa văn phòng làm nhà kho. Để có tiền mua hàng, tôi phải thanh lý mọi thứ tôi đã sắm được và đấu giá trang trại của mình.
Chúng tôi đã làm đúng. Doanh thu của chúng tôi đã tăng. Mọi người rất háo hức với mô hình kinh doanh mới. Nhưng chúng tôi vẫn không có đủ dòng tiền dương do phải chi trả các khoản vận chuyển bên ngoài. Đầu năm 2002, Công ty Elogistics ở Kentucky hợp tác với chúng tôi. Có kho ở Kentucky, chúng tôi có thể cắt giảm chi phí vận chuyển. Trong lần chuyển hàng từ kho California đến Kentucky, một xe tải bị trật bánh, lật nhào, tài xế bị thương và toàn bộ số giày trên xe tung tóe trên đường cao tốc, 20% lượng hàng với giá trị 500 nghìn đô la bị mất trắng. Sau đó, các nhân viên của Elogistics không biết quản lý, rất nhiều giày trong kho ngày có nhiều vết bẩn không thể bán được. Công ty đối mặt với thời kỳ vô cùng khó khăn.
Chúng tôi thanh lý hợp đồng với Elogistics, thuê một nhà kho mới ở Kentucky và phải chuyển toàn bộ sản phẩm đi một lần nữa. Tất cả mọi chuyện đều phụ thuộc vào việc bán khu tổ chức tiệc của tôi trước kia, nếu không công ty sẽ hoàn toàn phá sản. Việc bán khu nhà này đối với tôi giống như việc kết thúc một thời đại. Thật khó mà không cảm thấy buồn bã, luyến tiếc. Vì nơi đây đã cho tôi biết bao kinh nghiệm và ký ức tuyệt đẹp về mọi người.
Khi việc mua bán đã hoàn tất, tôi chuyển toàn bộ số tiền cho Zappos mà lòng cảm thấy nhẹ nhõm. Chúng tôi có thể sống sót thêm 6 tháng nữa trước khi cần thêm tiền.
Chiến lược kết hợp dự trữ sản phẩm với chuyển trực tiếp sản phẩm cho khách hàng tiếp tục giúp chúng tôi đẩy mạnh doanh thu. Chúng tôi đã đạt 32 triệu đô la doanh thu vào năm 2002, gấp 4 lần năm trước. Tuy nhiên, chúng tôi biết tình hình vẫn còn căng thẳng. Chúng tôi thuyết phục các nhà cung cấp gia hạn thanh toán tiền hàng. Tôi tiếp tục gọi cho Wells Fargo để vay thêm tiền, hy vọng họ sẽ không từ chối thẳng thừng như các ngân hàng khác. Nhờ niềm tin của họ vào sự đam mê của chúng tôi dành cho việc kinh doanh, mặc dù nội bộ Wells Fargo có nhiều tranh cãi, cuối cùng, tháng 6 năm 2003 họ cho chúng tôi vay 6 triệu đô la. Cả công ty chúng tôi thở phào nhẹ nhõm. Chúng tôi đã thoát nạn. Cứ như một giấc mơ.
Chúng tôi kết thúc năm 2003 với tổng doanh số đạt 70 triệu đô la, vượt kế hoạch. Để thưởng cho tất cả mọi người, chúng tôi tổ chức một cuộc du lịch đến Las Vegas. Chuyến đi cũng là một bước ngoặt của công ty. Tháng sau, chúng tôi quyết định đóng cửa trụ sở và chuyển toàn bộ văn phòng từ San Francisco tới Las Vegas.
5 – Tiền đề cho sự phát triển: Thương hiệu, văn hóa, lực lượng nòng cốt
Lúc chúng tôi ở Las Vegas, không thể dựa dẫm vào bất cứ ai. Vì thế, văn hóa công ty trở thành ưu tiên số một. Chúng tôi yêu cầu tất cả nhân viên viết ra ý nghĩa về Zappos đối với họ, sau đó, chúng tôi tập hợp các ý tưởng thành sổ tay văn hóa Zappos. Hằng năm, chúng tôi đều tái bản và tặng cho nhân viên, nhà cung cấp và khách hàng tiềm năng. Cuốn sách này bao gồm các ý khen, chê một cách chân thật, mỗi lần tái bản chúng ta sẽ dễ dàng biết được văn hóa Zappos biến đổi như thế nào theo thời gian.
Công ty luôn tâm niệm văn hóa là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh, nó thể hiện sự nhất quán giữa lời nói và hành động, và đó chính là thương hiệu của Zappos.
Nét nổi bật của văn hóa Zappos là dịch vụ chăm sóc khách hàng. Ngày nay, người ta xem “truyền thông xã hội” và “marketing tổng hợp” là biện pháp gây chú ý. Họ xem điện thoại là loại công nghệ thấp, nhưng chúng tôi tin điện thoại là thiết bị gây ấn tượng tốt nhất. Qua điện thoại, bạn thu hút khách hàng năm, mười phút nếu bạn trình bày hợp lý, tạo cảm xúc, gây bất ngờ, khách hàng sẽ nhớ mãi và kể lại với bạn bè. Mọi sự tương tác được thực hiện vì mục tiêu xây dựng thương hiệu chứ không phải mục tiêu giảm chi phí. Đó là sự khác biệt của chúng tôi. Nên chúng tôi chỉ quan tâm xem nhân viên của mình có thực sự mang lại sự hài lòng hơn cả mong đợi cho mọi khách hàng hay không.
Ngày nay, nhờ kết nối internet, người ta sẽ chia sẻ gần như ngay lập tức một trải nghiệm tuyệt vời về một công ty nào đó cho hàng triệu người, trong lúc đó quảng cáo chỉ có tác dụng mức độ nhất định.
Vậy, văn hóa chính là thương hiệu của bạn.
Việc xác định rõ các giá trị cốt lõi của Zappos trở nên rất quan trọng để có thể phát triển văn hóa, thương hiệu. Chúng tôi muốn nhân viên thực hiện bất cứ công việc nào cũng đều dựa trên mười giá trị cốt lõi đó là: Luôn mang đến sự bất ngờ thông qua dịch vụ khách hàng, nắm lấy thời cơ và thay đổi, tạo ra sự thú vị và một chút gì đó khác thường, mạo hiểm sáng tạo và cởi mở, không ngừng học hỏi và hoàn thiện mình, thiết lập những mối quan hệ cởi mở và chân thành với giới truyền thông, xây dựng tinh thần gia đình và đồng đội lành mạnh, làm việc hiệu quả, đam mê và quyết tâm, khiêm tốn.
Chúng tôi chú trọng vào việc xây dựng tài sản của mình là những lực lượng nòng cốt ở mỗi phòng ban với những mức độ, kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau. Nếu không ngừng học hỏi và hoàn thiện bản thân cả về tính cách lẫn trình độ chuyên môn, các nhân viên sẽ không trụ lại công ty. Từng phòng ban có những chương trình đào tạo riêng, nhóm lực lượng nòng cốt đào tạo cho toàn công ty. Các nhân viên buộc phải tham gia vào nhiều khóa học để được thăng tiến.
Chiến lược thương hiệu, văn hóa, lực lượng nồng cốt của mình là bệ phóng cần thiết để Zappos tồn tại và phát triển bền vững.
Phần III: Lợi nhuận, đam mê và mục tiêu
6 – Bước sang một vị thế mới
Chúng tôi vẫn tiếp tục làm những công việc mình vẫn làm: liên tục cải thiện dịch vụ khách hàng đồng thời củng cố văn hóa của công ty. Nhưng đôi lúc có những phóng viên viết về chúng tôi, và khi giới truyền thông nhắc đến nhiều hơn, tôi được các cuộc hội thảo mời phát biểu. Tôi cố gắng rèn luyện kỹ năng phát biểu trước công chúng, việc phát biểu này ảnh hưởng tích cực, tạo được những mối quan hệ và cơ hội kinh doanh tuyệt vời. Từ những phản hồi, chúng tôi lập ra “Zappos sáng suốt”, một dịch vụ video trực tuyến và “chương trình phát ngôn trực tiếp của Zappos”. Chúng tôi nhận ra mình đang ở một vị thế tuyệt vời.
Nhưng chúng tôi có những lúc rất khó khăn trong việc thuyết phục hội đồng quản trị (bao gồm cả các nhà đầu tư) đồng tình với những hoạt động của chúng tôi. Phần lớn các thành viên trong hội đồng quản trị muốn chúng tôi chỉ chú trọng vào kết quả tài chính. Từ chối yêu cầu của họ sẽ khiến tôi có nguy cơ bị sa thải. Mà Alfred, Fred và tôi thì không muốn bán công ty. Tôi nhận ra mình đang học lại bài học đã từng rút ra từ Link Exchange.
Chúng tôi đang nghĩ cách giải quyết các vấn đề liên quan đến hội đồng quản trị, đây là một thử thách phải vượt qua. Chúng tôi sẽ mua lại hội đồng quản trị.
Chúng tôi tính toán rằng, để mua được quyền kiểm soát hội đồng quản trị, chúng tôi cần khoảng 200 triệu đô la. Trong lúc đang tìm các nhà đầu tư tiềm năng thì Amazon liên lạc với chúng tôi. Về phía Amazon, dường như họ có cách nhìn cởi mở hơn khi biết chúng tôi muốn tiếp tục điều hành công ty với tư cách là một thực thể độc lập với một nền văn hóa và phương cách điều hành Zappos theo cách chúng tôi muốn.
Chúng tôi đẩy mạnh quá trình giao dịch toàn bộ cổ phiếu, nghĩa là các cổ đông của Zappos chỉ đơn giản đổi lấy cổ phiếu của Amazon. Với chúng tôi, điều này giống tinh thần hôn nhân, tương tự như các cặp vợ chồng có chung một tài khoản ở ngân hàng vậy.
Chúng tôi đã tìm ra con đường để mang lại hạnh phúc cho tất cả mọi người. Chúng tôi có thể hợp tác cùng nhau để kết hợp sức mạnh của nghệ thuật và khoa học, của quan hệ khách hàng và công nghệ cao. Tương lai đang chờ đón chúng tôi.
7 – Kết thúc trò chơi
Mục tiêu trong cuộc sống của bạn là gì? Bất kể câu trả lời của bạn như thế nào, tôi muốn bạn hãy trả lời câu hỏi tiếp theo: “Tại sao?”, rồi bạn cứ tiếp tục hỏi “Tại sao?”. Cứ liên tục trả lời những câu hỏi đó, bạn sẽ tìm ra câu trả lời mà hầu hết chúng ta đều chấp nhận là “Tìm hạnh phúc trong cuộc sống”.
Tôi đã đọc các tác phẩm bàn về hạnh phúc của các nhà tâm lý học, tôi thực sự bị lôi cuốn, tôi đã áp dụng mọi thứ trong khoa học này vào Zappos. Niềm hạnh phúc của khách hàng khi nhận được món hàng rất vừa ý, nhanh chóng, bất kể ngày hay đêm. Niềm hạnh phúc của nhân viên Zappos khi một phần của nền văn hóa và các giá trị cốt lõi của công ty phù hợp với các giá trị của bản thân họ.
Zappos muốn mang lại hạnh phúc cho cả thế giới này.
Trong thực tế, thứ hạnh phúc mà mọi người nghĩ họ sẽ đạt được sẽ tan biến đi nhanh chóng, nghĩa là không mang lại sự hạnh phúc bền vững cho họ.
Vậy bạn phải tự vấn mình, liệu điều bạn muốn theo đuổi có thực sự đem lại hạnh phúc cho bạn không?
Khoa học nghiên cứu về hạnh phúc cũng cho thấy có những điều có thể khiến bạn hạnh phúc hơn mà bạn không nhận ra được.
Thực ra hạnh phúc bao gồm bốn vấn đề: kiểm soát được số phận, kiểm soát được sự tiến bộ của bản thân, sự kết nối sâu sắc của các mối quan hệ và tầm nhìn hay ý nghĩa của nó lớn hơn bản thân mình.
Tháp nhu cầu Maslow thực hiện mức độ nhu cầu của con người từ thấp đến cao (nhu cầu vật chất, phi vật chất, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự thể hiện: hoàn thiện, độc lập, sáng tạo, đạo đức…). Tuy nhiên, ba điều kiện để hạnh phúc thể hiện là: niềm vui, đam mê và mục tiêu cao hơn. Sự biểu hiện dạng niềm vui thì ngắn ngủi, khi nguồn động lực mất thì mức độ hạnh phúc giảm xuống. Hạnh phúc được biểu hiện qua sự đam mê coi như một dòng chảy, nó kéo dài hơn. Mục tiêu cao hơn là một trong những điều có ý nghĩa và lớn hơn cả bản thân bạn, nghiên cứu cho thấy đây là dạng hạnh phúc kéo dài lâu nhất.
Điểm tương đồng giữa những phát hiện con người hạnh phúc (niềm vui, đam mê, mục tiêu) và những phát hiện khiến các công ty trở thành những công ty lớn vững bền (lợi nhuận, đam mê, mục tiêu) là một trong những điều thú vị nhất mà tôi khám phá được. Tôi mong rằng, các doanh nhân trẻ, những công ty mới thành lập có cảm hứng lấy hạnh phúc là giá trị cốt lõi trong các mô hình kinh doanh của bạn, như những bài học mà tôi đã tổng kết được tại Zappos.
Nếu hạnh phúc là mục tiêu của tất cả mọi người, thì tại sao chúng ta lại không thể thay đổi được thế giới và khiến tất cả mọi người, mọi công việc kinh doanh đều trở nên tốt đẹp hơn!

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Góc nhìn của Soros: vàng, ngoại tệ và Trung Quốc.

George Soros giảm đặt cược vào vàng
Vàng mất dần sức hấp dẫn với nhà đầu tư khi nhu cầu trú ẩn an toàn vào tài sản này giảm trước đà phục hồi của kinh tế Mỹ.
Hai tỷ phú đầu tư George Soros và Louis Moore Bacon giảm lượng nắm giữ vàng trong các quỹ tín thác (ETF) trong quý IV/2012 sau khi giá vàng giảm mạnh nhất hơn 8 năm.
Tính đến ngày 31/12/2012, công ty quản lý quỹ Soros giảm 55% đầu tư vào quỹ tín thác vàng SPDR so với 3 tháng trước đó. Trong khi đó, công ty quản lý quỹ Moore của Bacon bán toàn bộ cổ phần trong SPDR và giảm lượng nắm giữ vàng trong quỹ tín thác Sprott. Trong khi đó quỹ Paulson & Co., nhà đầu tư lớn nhất vào SPDR, vẫn giữ nguyên lượng vàng nắm giữ.
Trong quý IV/2012, giá vàng giảm 5,5%, giảm mạnh nhất kể từ quý II/2004. Lượng vàng trong các quỹ ETF cũng giảm 0,9% sau khi đạt kỷ lục hôm 20/12/2012.
Các quỹ phòng hộ giảm 56% đặt cược giá vàng sẽ tăng sau khi tỷ lệ đặt cược này lên cao nhất 13 tháng vào tháng 10/2012. Điều này do các nền kinh tế lớn từ Mỹ đến Trung Quốc đều có xu hướng phục hồi.
Giám đốc điều hành tại công ty quản lý quỹ Foxhall cho rằng, khi kinh tế có chiều hướng tốt lên, nhà đầu tư sẽ chuyển sang các tài sản đầu tư như chứng khoán.
Kỷ nguyên tăng giá của vàng có thể kết thúc
Nhu cầu vàng thế giới giảm lần đầu tiên kể từ năm 2009 bởi các khách hàng châu Á giảm mua trang sức trong khi khách hàng phương Tây giảm đầu tư.
Đó là nội dung trong báo cáo được Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) chính thức công bố ngày 14/2. Nhiều ý kiến cho rằng, báo cáo này đồng nghĩa với khả năng đà tăng giá 12 năm liên tiếp của vàng có thể sẽ chấm dứt trong năm nay.
Theo WGC, tiêu thụ vàng dự đoán sẽ ổn định trong năm 2013 và khó có thể bứt phá mạnh. Năm ngoái, tiêu thụ vàng toàn cầu đã giảm 4% so với năm liền trước, đạt 4.405 tấn.
Trong đó, nhu cầu vàng trang sức giảm 3% xuống 1.908,1 tấn, với mức giảm mạnh nhất tại Ấn Độ – khách hàng tiêu thụ vàng lớn nhất – bởi đồng rupee yếu và giá vàng nội địa cao kỷ lục. Tại Trung Quốc, khách mua vàng nhiều thứ hai, cũng chứng kiến nhu cầu vàng trang sức giảm 1% trong năm ngoái xuống còn 510,6 tấn, lần giảm đầu tiên kể từ năm 2002.
Về nhu cầu vàng nói chung thì Trung Quốc năm 2012 hầu như không thay đổi nhưng ở Ấn Độ lại giảm 12%.
WGC dự báo năm 2013 nhu cầu vàng của Ấn Độ khoảng 865 – 965 tấn trong khi của Trung Quốc là 780 – 880 tấn.
Về sức mua của các ngân hàng trung ương, theo WGC, các ngân hàng trung ương đã mua tổng cộng 534,6 tấn vàng trong năm 2012 – cao nhất trong vòng 48 năm trở lại đây. WGC dự báo năm 2013, các ngân hàng tiếp tục mua bằng mức đã mua trong năm trước bởi các chính sách nới lỏng tài khóa ở các quốc gia phát triển làm giảm niềm tin vào giá trị của tiền tệ.
Nhu cầu vàng thỏi và đồng xu đầu tư tại châu Âu và Mỹ năm ngoái sụt giảm, trong đó ở Mỹ giảm tới hơn 30% còn châu Âu giảm 29%. Tổng nhu cầu đầu tư vàng thế giới qua vàng thỏi và đồng xu năm 2012 giảm 10% xuống 1.534,6 tấn.
Nhu cầu đầu tư vàng thông qua các quỹ đầu tư tín thác (ETF) trong khi đó tăng gấp rưỡi lên 279 tấn.
WGC cho rằng trong năm nay giá vàng sẽ dao động trong khoảng từ 1.625 – 1.695 USD/ounce và sẽ biến động trong biên độ hẹp. Từ đầu năm tới nay, giá vàng đã giảm 1,4% sau khi trải qua quý 4/2012 với quý giảm mạnh nhất kể từ năm 2008.
Theo CafeF
George Soros lại thắng lớn từ đồng yên suy yếu
Description: George Soros lại thắng lớn từ đồng yên suy yếu
(CafeF) Kẻ đầu cơ tiền vĩ đại nhất thế kỷ 20 lại khiến người ta phải thán phục khi kiếm được 1 tỷ USD từ xu hướng lao dốc không phanh của đồng yên.
Hãng tin Bloomberg vừa trích dẫn nguồn tin thân cận với nhà đầu tư lừng danh George Soros cho rằng tỷ phú này đã kiếm được 1 tỷ USD kể từ tháng 11/2012 đến nay nhờ dự đoán đồng yên Nhật sẽ lao dốc.
Bắt đầu từ quý IV, đồng nội tệ của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đã sụt giảm tới 17% so với đồng USD, đánh dấu thời kỳ suy giảm tồi tệ nhất kể từ năm 1985.
Đồng yên giảm điểm và TTCK Nhật Bản tăng điểm do Thủ tướng Shinzo Abe gây áp lực buộc NHTW Nhật Bản (BoJ) phải tăng cường các biện pháp kích thích kinh tế. Thêm vào đó, Thống đốc BoJ là  ông Masaaki Shirakawa cùng với 2 phó Thống đốc cũng vừa tuyên bố sẽ từ chức vào tháng tới, mở rộng cánh cửa cho phép ông Abe triển khai kế hoạch nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa.
Cũng theo nguồn tin này, Scott Bessent – giám đốc tài chính của Soros Fund Management LLC – cũng đặt cược 10% danh mục đầu tư của quỹ vào xu hướng TTCK Nhật Bản sẽ tăng điểm.
Bessent làm việc với Soros kể từ năm 1992, khi Soros cùng với chiến lược gia của ông là Stan Druckenmiller kiếm được 10 tỷ USD nhờ dự đoán rằng NHTW Anh sẽ buộc phải phá giá đồng bảng Anh. Tại thời điểm đó, quỹ Quantum của Soros trị giá 3,3 tỷ USD.
Nổi danh sau khi kiếm được khoảng 1,1 tỷ USD trong phi vụ đầu cơ đồng bảng Anh năm 1992 và được mệnh danh là “kẻ phá hoại NHTW Anh”, George Soros được coi là nhà đầu tư tài chính vĩ đại nhất lịch sử, kẻ đầu cơ tiền vĩ đại nhất thế kỷ 20.
Đến mùa hè năm 1997, trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Soros tiếp tục bị cáo buộc đã gây áp lực lên các đồng tiền để thu về hàng tỷ USD.
Kiếm được hàng tỷ USD từ những cuộc khủng hoảng tiền tệ của nhiều nước và thường gặt hái được thành công vang dội trong khi phần lớn các nhà đầu tư và cả các chính phủ lâm vào thế thất bại thảm hại, không ít người cho rằng Soros là 1 kẻ tội đồ thao túng toàn bộ thị trường tiền tệ thế giới nhằm trục lợi cho bản thân. Tuy nhiên, không thể phủ nhận thành công của ông được tạo nên từ chính kinh nghiệm dày dặn và 1 bộ óc nhanh nhạy sắc bén.
Thu Hương
Theo Bloomberg
============
“Nhà trí thức” mang tên George Soros
Description: “Nhà trí thức” mang tên George Soros
Cái ông giỏi nhất là hiểu được mình phải làm gì trong cái thế giới mà ông cho rằng không thể nào hiểu nổi.
George Soros coi Isaiah Berlin là người ảnh hưởng sâu sắc nhất đến tư duy của ông, vì thế hãy nhìn người đàn ông này qua lăng kính của một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của triết gia Berlin: “Con nhím và Con cáo”(Ngạn ngữ phương Tây có câu: “Con cáo biết nhiều thứ, Con nhím chỉ biết một thứ quan trọng nhất”-ND).
Với công chúng, Soros là một con cáo thiên tài. Nhà quản lý quỹ đầu cơ George Soros thành công là nhờ khả năng chơi vô số canh bạc chỉ trong một ngày. Lúc làm từ thiện, chất “cáo” của Soros ẩn trong chiếc ô “Xã hội mở” và số tiền rải ra để “làm cách mạng” ở hàng chục quốc gia.
Nhưng về mặt tri thức, Soros lại là một con nhím “chỉ biết một thứ quan trọng nhất”. Hơn nửa thế kỷ nay, ông đã chiêm nghiệm, gọt dũa và truyền bá nhiều phiên bản của tư tưởng lớn này. Phiên bản mới nhất của ông là “tầm quan trọng của tri thức không hoàn hảo như là một động cơ hoặc một yếu tố quyết định lịch sử.”
Tư tưởng lớn
Trong nhiều năm qua, dù cho sức mạnh tài chính và công việc từ thiện của ông có được công chúng ngưỡng mộ, cứ mỗi lần ông diễn đạt thành văn cái “tư tưởng lớn” của mình là lại vấp phải chỉ trích. Nhưng với chính Soros, “tư tưởng lớn” này liên hệ chặt chẽ với hào quang của ông trước công chúng. Ông tin rằng chính nền tảng tri thức đã giúp ông thành công trên mọi lĩnh vực.
Và mừng cho ông, sau chừng ấy thời gian phấn đấu để được công chúng coi là một “trí thức”, sóng gió hiện nay với kinh tế thế giới cuối cùng cũng khiến chúng ta phải tiếp thu tư tưởng của Soros.
“Tình thế hiện nay là cơ hội để người ta hiểu” tri thức không hoàn hảo sẽ gây ra hậu quả xấu như thế nào. “Chúng ta đã có 25 năm thịnh vượng thi thoảng có bị ngắt quảng bởi khủng hoảng tài chính. Cứ mỗi lần như thế, chính phủ lại can thiệp bằng cách đẩy mạnh tín dụng và cho vay, cho đến khi mọi thứ trở nên không bền vững. Thế là vụ đổ vỡ năm 2008 xảy đến, hệ thống tài chính thực sự đã sụp đổ và phải “thở bằng máy”
Soros coi chu kỳ bùng nổ-suy thoái ấy là ví dụ thực tế cho lý thuyết của mình: “Tất cả là vì một niềm tin mù quáng rằng thị trường tài chính có xu hướng quay về mức cân bằng.”
Đương nhiên, “tư tưởng lớn” của Soros cũng có chút mâu thuẫn: Bản thân ông cũng tin tưởng tuyệt đối và đầy nhiệt thành rằng hiểu biết của chúng ta về thế giới là không đầy đủ. Ông chắc chắn vào việc không thể chắc chắn về điều gì!
Ngoài đời thực, Soros điều chỉnh tư tưởng của mình bằng cách không ngại ngần áp dụng lý thuyết “tri thức không hào hảo” cho chính bản thân mình. Các bạn làm ăn nói thiên tài đầu tư của ông không phải là năng lực tiên tri lúc nào cũng đúng. Đó là khả năng biết khi nào mình sai rồi cắt lỗ, và biết khi nào mình đúng rồi xuống tiền gấp đôi.
Soros đặc biệt ưa thích tìm ra lỗi sai của chính mình. “Năm 1997, tôi nghĩ chủ nghĩa tư bản toàn cầu là không bền vững,” ông nhớ lại. “Nhưng nó vẫn chạy tốt thêm được 11 năm!”
Soros cho rằng mình quen với những biến động chính là nhờ “tuổi thơ dữ dội” khi Phát xít Đức xâm lược Hungary năm ông 13 tuổi. Gia đình Soros sống sót và cậu bé George học được cách đối phó với những thay đổi mang tính cách mạng. “Tôi được cha dạy cho đấy, ông cũng từng là tù binh chiến tranh ở Nga thời Thế chiến thứ nhất. Gia đình tôi có cả một lịch sử nhiễu loạn. Điều đó cho tôi lợi thế khi giải quyết những tình huống chẳng liên quan gì tới cái sự “cân bằng” mà họ vẫn tụng niệm.”
Nền tảng của thành công
Hàng thập kỷ nay Soros vẫn bảo vệ tư tưởng của mình trước công chúng. Nhưng “tư tưởng của tôi bị mọi người quay lưng, họ coi đó chỉ là những lời khoa trương của một kẻ đầu cơ tốt số.” Khi khủng hoảng tài chính bùng nổ, người ta trân trọng Soros hơn với tư cách một nhà tư tưởng.
Đương nhiên, Soros không tự giam mình trong thế giới trừu tượng triết học. Có lẽ ông đã nổi tiếng là người có quan điểm chính trị tự do, và ông thích nhất là dấn thân vào các cuộc tranh luận về chính sách công trên toàn thế giới, đặc biệt là khi ông cho rằng ý niệm về tri thức không hoàn hảo của mình có thể áp dụng được hoặc các giá trị của một xã hội mở đang lâm nguy.
Gần đây ông bị chủ đề liên minh Châu Âu cuốn hút và người ta vẫn hay trích dẫn câu nói của ông, nước Đức “hoặc nên lãnh đạo [Châu Âu], hoặc cuốn gói [khỏi liên minh Châu Âu]”. Đó là cách ông tóm tắt ý kiến của mình rằng hoặc Đức phải gánh lấy trách niệm lãnh đạo EU bằng cách hỗ trợ tài chính cho các nước yếu hơn và duy trì mức lạm phát cần thiết cho nền kinh tế, hoặc nước này “cuốn gói” khỏi eurozone và để các nước còn lại thực hiện những điều trên. Cho đến nay, nước Đức vẫn chưa có động tĩnh gì, nhưng tư tưởng của Soros đã thu hút được sự chú ý của cả công chúng lẫn giới tinh hoa Châu Âu.
Ngay sau đó, giới truyền thông lại săn đón Soros sau những nhận xét của ông về Trung Quốc. Cả người Trung Quốc lẫn cộng đồng đầu tư toàn cầu đều đồng ý rằng thách thức lớn nhất cả về kinh tế lẫn chính trị của đất nước này là chuyển từ nền kinh tế dựa vào xuất khẩu sang dựa vào tiêu dùng nội địa. Nhưng Soros cho rằng bước chuyển này sẽ gian nan hơn so với dự kiến.
“Trung Quốc đã hưởng lợi quá nhiều từ toàn cầu hóa và họ đã phát huy hết khả năng của mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu và đầu tư,” ông nói.
“Tiêu dùng mới chiếm có 1/3 GDP và đang tiệm cận tới giới hạn của sự bền vững”, ông nói. “Vì thế họ phải thay đổi. Sẽ là hạ cánh cứng đấy. Để tăng tiêu dùng, phải tăng thu nhập hộ gia đình. Nhưng kinh tế tăng trưởng chậm lại nên thấp nghiệp tăng và mọi người đều lo ngại, thế là họ còn tiết kiệm nhiều hơn. Vì thế cả ba khu vực đều yếu đi: xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng.”
Một trong những năng lực nổi trội nhất của Soros là nhanh chóng nhận ra ai sẽ hưởng lợi từ kịch bản này. Đó là lối tư duy rất đắc dụng với ông chủ một quỹ đầu cơ.
Soros phân tích tình hình tại Trung Quốc như sau: “Mánh duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định tuyệt vời nhất là định giá thấp đồng tiền, làm thế là tương đương với áp thuế lên người lao động Trung Quốc. Nhưng người ta không cảm thấy mình đang bị đánh thuế. Vì kinh tế tăng trưởng quá nhanh, nên dù người lao động có không được hưởng mấy thành quả, họ vẫn cứ hài lòng.”
Khi ấy, kẻ thắng cuộc là tầng lớp trên vì họ giàu lên rất nhanh khi kinh tế cất cánh. Tuy vậy, nếu kinh tế giảm tốc là động lực này mất ngay, “người ta sẽ không còn chấp nhận cái thực tế đó nữa.” Soros cho rằng kết quả tất yếu sẽ là xung đột và khủng hoảng.
Với Soros, công trình mà ông trân trọng nhất trong đời mình không phải là gia sản mà ông đã tích góp, cũng không phải sự ủng hộ nhiệt thành đối với xã hội mở, mà chính là đã nảy ra “tư tưởng ớn” kể trên.
“Cố gắng hiểu được phải làm gì khi sinh ra trong một thế giới là ta không tài nào đoán định được,“ ông nói, “là thứ khiến tôi thích thú mà cũng bận tâm nhất.”
Minh Tuấn

Những sinh viên Việt Nam trở thành triệu phú khi đang ngồi giảng đường

Những sinh viên Việt Nam trở thành triệu phú khi đang ngồi giảng đường

Dám nghĩ, dám làm, bất chấp mọi sự phản đối, các bạn sinh viên này đã đạt được thành công rất đáng nể.
Những sinh viên Việt Nam trở thành triệu phú khi đang ngồi giảng đường
Điển trai, học đỉnh, giỏi kinh doanh
Những sinh viên Việt Nam trở thành triệu phú khi đang ngồi giảng đường (1)
Cái tên Lê Ngọc Chiến (SN 1990, Thanh Hóa), SV chuyên ngành Thương mại điện tử, thuộc Khoa Quản trị Kinh doanh, ĐH Ngoại thương Hà Nội đang nổi như cồn.
Ngọc Chiến vừa đạt danh hiệu “Nam vương” mùa đầu tiên của cuộc thi Gương mặt Sinh viên – Facelook 2012. Hot boy này còn là thần tượng của rất nhiều bạn trẻ khi còn rất trẻ đã trở thành CEO của chuỗi shop thời trang nam ở Hà Nội.
Ngay từ cuối năm thứ hai ĐH, Chiến đã bắt đầu những bước tìm hiểu thị trường để có thể thực hiện ước mơ thành một CEO trong lĩnh vực thời trang. Bắt tay vào công việc kinh doanh từ những shop hàng quần áo thời trang online nhỏ trên mạng internet sau đó nắm bắt được những xu hướng thời trang sành điệu nên công việc làm ăn của Chiến ngày càng phát triển. Chiến đã đầu tư hơn 100 triệu đồng để mở shop thời trang đầu tiên.
Hiện nay Chiến đã có trong tay 4 cửa hàng thời trang nam hoành tráng với số nhân viên lên đến 40 người, doanh số bán hàng hàng tháng rất cao.
Chàng sinh viên tự mua nhà tiền tỷ
Huỳnh Ngọc Tân (23 tuổi, sinh viên năm 4, ĐH Ngoại thương TP.HCM) bắt đầu kiếm tiền khi còn là sinh viên năm thứ nhất với vai trò bưng bê phục vụ tại quán cà phê.

Những sinh viên Việt Nam trở thành triệu phú khi đang ngồi giảng đường (2)

Sau quá trình học hỏi từ bạn bè và những mối quan hệ tại quán, Tân đã tìm đến với nghề môi giới bất động sản. Vốn có ngoại ngữ tốt, Tân đã liều đến thẳng lãnh sự quán xin danh sách du khách đến Việt Nam cần nhà ở, nhà thuê.
Cậu tiếp tục tìm hiểu công việc ở các văn phòng, công ty bất động sản. Chỉ sau hai năm, Tân đã bán được 20 căn hộ chung cư và tự sắm cho mình căn hộ cao cấp hàng tỷ đồng ở Bình Thạnh.
Sau đó bị cuốn hút vào với những tấm thiệp nổi Nhật Bản, Tân lại chuyển hướng sang kinh doanh thiệp và thành lập công ty Hynota. Hiện nay mỗi tháng Tân thu về được hơn 100 triệu từ những tấm thiệp độc đáo.
Ông chủ chuỗi nhà hàng đậu hũ
Đinh Tuấn Ân (24 tuổi), sinh viên năm 4, ĐH Ngân hàng TP.HCM, hiện đang là ông chủ của hệ thống quán tàu hũ HAT. Với mức đầu tư ban đầu khoảng 100 triệu đồng, bây giờ doanh thu của cửa hàng trung bình từ 180-200 triệu/tháng.

Những sinh viên Việt Nam trở thành triệu phú khi đang ngồi giảng đường (3)

Để có được thành công ấy, Tuấn Ân đã phải trải qua không ít thất bại. Những ngày đầu khởi nghiệp, cậu đã lỗ đến gần 100 triệu đồng. Bất chấp sự ngăn cản của bạn bè, gia đình, Tuấn Ân vẫn kiên trì đi theo con đường của mình và thương hiệu tàu hũ HAT ra đời với quán tàu hũ bán trong căng tin ký túc xá ĐH Nông lâm TP.HCM. Những món đậu hũ mới lạ vừa ngon lại vừa rẻ giúp quán của Tuấn Ân ngày càng đông khách.
Hiện nay, thương hiệu HAT đã có chuỗi bốn cửa hàng: hai cửa hàng tại ĐH Quốc gia TP. HCM, một cửa hàng tại ĐH Nông lâm và một cửa hàng tại quận Thủ Đức. Cửa hàng tàu hũ HAT có gần 30 loại tàu hũ khác nhau với bốn dòng sản phẩm: Tàu hũ nóng, tàu hũ đá, tàu hũ đá lá dứa, tàu hũ đá gấc.
Chàng sinh viên kiếm tiền từ rác thải
Nguyễn Đình Quân (sinh năm 1986) hiện đang là sinh viên năm cuối Viện ĐH Mở Hà Nội kiếm tiền từ những thứ tưởng như là rác bỏ đi.

Những sinh viên Việt Nam trở thành triệu phú khi đang ngồi giảng đường (4)

Ý tưởng làm tranh từ chất liệu thiên nhiên của Quân xuất phát từ môn học Tranh phối chất học ở ĐH Mở. Cậu đã bất chấp sự ngăn cản của bạn bè cho rằng ý tưởng làm tranh từ rác của cậu là điên rồ và phi thực tế, Quân vẫn có thể tạo ra kì tích khi biến vỏ trứng, mùn cưa, rơm rạ, xơ… dừa… trở thành những bức tranh độc đáo, đẹp mắt.
Bức tranh đầu tiên mà Quân tạo nên có tên Khi yêu được làm từ vỏ trứng, mùn cưa và củ hoa lay ơn đã nhận được sự đón nhận tích cực từ thị trường. Chính vì thế Quân đã khai trương được cửa hàng tranh đầu tiên tại phố Đốc Ngữ (Ba Đình, Hà Nội) mang tên Ourway từ cuối năm 2009.
Hiện tranh của Quân đã có mặt rộng khắp ở Hà Nội, TP.HCM, Bắc Ninh, Thanh Hóa… và mang về cho cậu số tiền hàng tháng không hề nhỏ.
Theo Đất Việt

Alan Phan: Năm mới nói chuyện kiếm tiền và xài tiền


Theo Hà Thái (Báo DTCK ngày 31 Jan 2014)

Tiến sỹ Alan Phan rời vị trí Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa cách đây hai năm. Sau 11 năm với Viasa, ông cho rằng “chiếc áo” đã cũ và chật. Ông muốn phiêu lưu với một hành trình mới… Tuy nhiên, Tết này sẽ không nói đến hành trình mới của ông, mà thay vào đó ghi lại những cảm nhận, suy nghĩ của ông xung quanh chuyện kiếm tiền và xài tiền, bởi ông không chỉ là một nhà kinh doanh mà còn là một người trải đời, bôn ba nhiều nơi trên thế giới và có những góc nhìn khác lạ về các vấn đề cuộc sống.

Kiếm tiền

Tôi không cần tiền; nhưng tất cả những gì tôi yêu đều cần tiền
 1. Người Việt Nam, nhất là giới trẻ luôn nghĩ kiếm tiền là yếu tố hết sức quan trọng. Thực ra vấn đề quan trọng hơn mà họ quên là tìm cho mình một công việc mà họ đam mê, hứng thú cả đời. Chăm chú vào việc kiếm tiền thay vì đóng góp, sáng tạo để tạo nên giá trị gia tăng cho sản phẩm sẽ dễ dàng lệch hướng và thiệt hại lớn lao về lâu dài.
2. Những người kiếm tiền vĩ đại trên thế giới như Bill Gate của Microsoft, Mark Zuckerberg của Facebook, Steve Jobs của Apple… đều là những người dám theo đuổi sở thích của mình. Tiền không phải là cái đầu tiên họ kiếm. Nếu quan tâm đến tiền đầu tiên thì có lẽ Bill Gate đã ở lại Harvard, học hành đàng hoàng, kiếm cho mình một tấm bằng lận lưng thay vì bỏ trường, lêu bêu ra ngoài, làm ra một sản phẩm mà không biết ai sẽ sử dụng. Đó là một cuộc phiêu lưu, nhưng những người như thế dám sống vì đam mê của mình.
3. Nói thế nhưng cũng phải hiểu và thông cảm cho những người trẻ Việt Nam. Những khó khăn trong cuộc sống cộng với áp lực từ nhiều phía như gia đình, xã hội, các cơ chế hành chính… đã khiến họ phải đi theo con đường đã đóng khung. Họ phải đi làm 8 tiếng mỗi ngày, về nhà thì phải sinh hoạt với gia đình, không thì đi nhậu với bạn bè… Cứ thế, dù có đam mê nhưng chỉ vài ba năm thì đam mê cũng “cuốn theo chiều gió”.
4. Muốn kiếm tiền thì phải có sản phẩm, và sản phẩm phải có sự khác biệt, sáng tạo. Quán xá mọc lên ngày càng nhiều, nhưng điều đó chẳng nói lên rằng người ta có xu hướng chuyển sang kiếm tiền một cách độc lập thay vì đi làm thuê. Thực ra, nó lại thể hiện một xu hướng mà mọi người hay gọi là “bầy đàn” rõ nét hơn. Thấy người này mở quán nhậu kiểu này, người khác cũng ra; thấy người ta mở quán cà phê kiểu kia thì mình cũng có… Nhiều chủ doanh nghiệp cũng làm thế, để rồi khi gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt, họ đem giá ra làm mồi nhử.
5. Ở Việt Nam, mà thực tế ở nơi khác trên thế giới cũng thế, cũng có nhiều người thích kiếm tiền nhanh chóng thay vì phải nhặt nhạnh, tích góp từng đồng. Nói điều này bỗng liên tưởng đến chuyện bia trên xe rớt ra, mọi người nhảy vào, ai hốt được bao nhiêu thì hốt. Trước đây, tài chính và bất động sản là những chỗ dễ kiếm ăn. Ai cũng muốn nhanh chân để kiếm tiền. Sau một thời gian, những lĩnh vực này không còn dễ kiếm tiền nữa, họ phải tự thay đổi.
Đối diện với khó khăn, người ta có phần năng động hơn. Nhưng con người vốn lười                 biếng, nếu không có đam mê thì họ sẽ lười lại.
6. Nói đến cách kiếm tiền độc lập, ở những nền văn hoá như Anh, Mỹ thì người ta thích độc lập hơn, nhưng ở những nền văn hoá như Tây Ban Nha hay Việt Nam thì người ta cảm thấy thoả mãn với việc đi làm thuê, vì nó cứ bình bình, ít rủi ro. Đối với Việt Nam, lối tư duy bao cấp, cơ chế xin cho khiến người ta ngại nghĩ đến những gì mới, lạ.
7. Thế giới, thị trường, công nghệ… thay đổi. Không sáng tạo, không đổi mới thì không cạnh tranh được. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ siết chặt vấn đề bản quyền. Những chuyện “cắt dán” (copy & paste) sẽ không còn dễ dàng như trước. Nông dân cũng phải nghĩ đến việc áp dụng công nghệ, sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn để tồn tại, vì sản phẩm nông nghiệp giá rẻ các nước sẽ được nhập vào, cạnh tranh sẽ quyết liệt.

Xài tiền

Mục tiêu kiếm tiền là để xài tiền, bây giờ hoặc mai sau, không phải để chôn cất trong mộ sâu.
1. Người Việt Nam vẫn còn bị tính sĩ diện rất cao. Đôi khi người ta xài tiền không phải vì nhu cầu, nhưng là để khoe khoang, phô trương. Tuy nhiên, lần lần rồi họ cũng nhận thấy không ai quan tâm, nên sẽ phải thay đổi.
2. Những người giầu nhất thế giới có cả va-li tiền, nhưng cần gì thì họ xài cái đó, chứng không phải thấy người khác có BMW, Mercedes hay Lexus thì mình cũng phải có một chiếc.
Trước đây người Nhật rất chuộng hàng hiệu, nhưng giờ họ cũng ít quan tâm. Giờ thì Trung Quốc là thị trường hàng hiệu số một. Nhất là những người vừa mới giầu lên, họ rất muốn chứng tỏ cho người khác biết. Vì thế mới có câu chuyện một người ViệtNamđặt mua chiếc giường với giá 175.000 USD. Tính phô trương này sẽ thay đổi, nhưng chắc phải mất 10 hay 20 năm nữa.
3. Ở nhiều nước, muốn sĩ diện cũng khó. Các hãng thẻ tín dụng khi cấp hạn mức đều thẩm định kỹ càng; thu nhập của anh bao nhiêu, hiện đang có món nợ nào không… Ở Việt Nam, người ta có thể vay mượn dễ dàng: vay ngân hàng, mượn bạn bè, người thân, vay chợ đen…
4. Một ông bạn làm Marketing nói rằng bán hàng dễ nhất là bán cho trẻ con, thứ hai là bán cho phụ nữ, rồi bán cho chó mèo, và cuối cùng mới bán cho đàn ông. Tưởng phụ nữ “chặt chẽ” hơn đàn ông, nhưng đàn ông mới là những người chi tiêu có kế hoạch, biết tính toán tương lai kỹ càng hơn. Dĩ nhiên không nói những người đàn ông đam mê xe hơi, thích vui chơi giải trí hay thích ăn uống.
5. Kinh tế khó khăn, muốn xài nhiều cũng khó. Những ngày Tết mà nhiều cửa hiệu vẫn vắng. Những người kiếm tiền vất vả, khó khăn, không phải được ai cho sẽ xài tiền cẩn thận hơn. Còn nông dân đầu tắt mặt tối thì cũng chẳng có giờ để suy nghĩ, làm tới đâu xài tới đó, thiếu thì vay mượn.
6. Thực ra, xài tiền là một hình thức hưởng thụ những trái quả mình đã vun trống. Có sự hưởng thụ ngắn hạn, ngay lập tức…Không gì sai trái vì tính con người luôn có chất bốc đồng, vung tay đại để thoả mãn sự thôi thúc từ tiềm thức. Có sự hưởng thụ lâu dài, bền vững…như một căn nhà cho gia đình, một giáo dục cho con cái, một kỹ năng cho sự nghiệp. Cái nào cũng phải trả giá…nhưng sợ nhất là khi mình vẫn lao đầu vào những hưởng thụ mà giá phải trả …quá cao, quá nguy hiểm (tù tội, nợ nần, phá sản…)
7. Luôn ghi trong tâm là phần lớn đám đông…thích xài những đồng tiền mình không có, thu mua những thứ mình không cần, để tạo ấn tượng cho những người mình không thích…

Theo Alan Phan