Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

50 Điều Nên Biết Về Đầu Tư Tiền Nhàn Rỗi

50 Điều Nên Biết Về Đầu Tư Tiền Nhàn Rỗi

Biên Soạn: Thu Hương (Trí Thức Trẻ – 29/11/2013)

1. Nói “Tôi sẽ tham lam khi người khác sợ hãi” là điều dễ dàng hơn nhiều so với việc thực hiện.

2. “Hố sâu ngăn cách” giữa một công ty tốt và một khoản đầu tư tuyệt vời có thể lớn hơn bạn nghĩ.

3. Các thị trường sẽ trải qua ít nhất là một đợt điều chỉnh lớn trong mỗi năm, và một đợt điều chỉnh khổng lồ trong mỗi thập kỷ. Hãy quen với điều này.

4. Trên thực tế, gần như không có khái niệm “trách nhiệm phải giải thích” đối với các chuyên gia tài chính. Vẫn có những người nhận định sai lầm về tất cả trong nhiều năm nhưng họ vẫn có một đám đông dõi theo.

5. Như Erik Falkenstein đã nói, trong tennis chuyên nghiệp, người ta ghi được 80% số điểm trong khi 80% số điểm bị mất trong tennis nghiệp dư. Điều này cũng đúng với các môn khác như đấu vật, cờ vua và cả đầu tư. Những người mới bắt đầu đầu tư nên tập trung tránh mắc phải sai lầm, và những nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ tập trung vào những bước tiến lớn.

6. Có hàng chục nghìn người trên thế giới được coi là nhà quản lý tiền tệ chuyên nghiệp. Theo số liệu thống kê, có một số người thành công chỉ nhờ dựa vào may mắn đơn thuần.

7. Một số nhà đầu tư được mệnh danh là “huyền thoại” hầu như không thể đánh bại một quỹ chỉ số trong suốt sự nghiệp của họ. Trên phố Wall, khối tài sản kếch xù không có nghĩa với lợi nhuận cao.

8. Trong các thời kỳ suy thoái, bầu cử, các cuộc họp chính sách của Fed, mọi người trở nên chắc chắn về những điều mà họ không biết chút nào về chúng.

9. Càng cảm thấy dễ chịu thoải mái với một khoản đầu tư nào đó, bạn càng có khả năng lỗ nặng.

10. Bí quyết tiết kiệm thời gian: đừng đầu tư vào cổ phiếu penny hay quỹ ETF.

11. Không người nào trên trái đất có thể biết thị trường sẽ diễn biến như thế nào trong ngắn hạn.

12. Chuyên gia nói về những sai lầm của anh ta là người mà bạn nên lắng nghe. Hãy tránh những người không làm như vậy.

13. Bạn không hiểu bảng cân đối kế toán của một ngân hàng lớn. Những người điều hành và kế toán của ngân hàng cũng chẳng hiểu gì!

14. Sẽ có khoảng 7 – 10 đợt suy thoái kinh tế trong 50 năm tới. Đừng tỏ ra ngạc nhiên khi chúng xảy ra.

15. Cách đây 30 năm, bản tin tài chính trên tivi chỉ kéo dài 1 tiếng. Ngày nay, bản tin có thể kéo dài tới 18 giờ. Không phải khối lượng tin tức đang thay đổi mà dường như người ta ngày càng lãng phí hơn.

16. Khoản đầu tư hời nhất của Warren Buffett là khi thị trường ít cạnh tranh hơn rất nhiều so với hiện tại.

17. Hầu hết những thứ mà người ta giảng dạy về đầu tư là “mớ lý thuyết vớ vẩn”. Có rất ít giáo sư trở nên giàu có.

18. Một người càng xuất hiện nhiều trên tivi, những dự đoán của người đó càng khó có khả năng trở thành hiện thực (nhà tâm lý học Phil Tetlock có số liệu về lập luận này).

19. Đừng tin vào người nào xuất hiện trên kênh CNBC nhiều hơn 2 lần/tuần.

20. Thị trường không quan tâm bạn trả bao nhiêu tiền cho 1 cổ phiếu hoặc cho ngôi nhà của bạn. Thị trường cũng không quan tâm đến mức giá mà bạn cho là “hợp lý”.

21. Phần lớn thông tin trên thị trường không chỉ vô dụng mà còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tài chính của bạn.

22. Nhà đầu tư chuyên nghiệp có thông tin tốt hơn và máy tính chạy nhanh hơn so với bạn. Bạn sẽ không bao giờ thắng họ trong đầu tư ngắn hạn vì vậy đừng thử điều đó.

23. Một chuyên gia quản lý tiền tệ có nhiều kinh nghiệm đến đâu không có mấy ý nghĩa. Bạn có thể thất bại trước thị trường trong toàn bộ sự nghiệp của mình. Và, rất nhiều người đã như vậy.

24. Chi phí giao dịch giảm xuống là một trong những điều tồi tệ nhất đối với nhà đầu tư bởi họ có thể giao dịch nhiều hơn. Chi phí giao dịch cao cũng khiến người ta suy nghĩ kỹ hơn trước khi hành động.

25. Trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp là một trong những “nghề nghiệp” khó nhất, nhưng đây cũng là ngành quá dễ để tham gia và chẳng cần bằng cấp. Kết quả là có đội ngũ “chuyên gia” không biết họ đang làm gì.

26. Hầu hết các vụ IPO sẽ “thiêu cháy” bạn. Hãy nghĩ về điều này: những người có nhiều thông tin hơn bạn đang muốn bán cổ phiếu đó đi.

27. Khi ai đó nhắc đến đồ thị, mô hình đầu – và – vai hoặc ngưỡng kháng cự, hãy bỏ đi.

28. Theo thống kê của Google, cụm từ “suy thoái kép” được nhắc đến 10,8 triệu lần trong năm 2010 và 2011. Tuy nhiên, kịch bản này chưa bao giờ xảy ra. Còn trong 2 năm 2006 và 2007, “sụp đổ tài chính” là cụm từ không hề được nhắc đến và nó đã xảy ra.

29. Lãi suất thực của trái phiếu kỳ hạn 20 năm hiện đang ở dưới 0, và nhà đầu tư vẫn rót tiền vào đó. Nhiều khi nỗi sợ hãi là lực đẩy lớn hơn nhiều so với các phép toán.

30. Cuốn sách “Where Are the Customers’ Yachts?” được viết từ năm 1940 và cho tới bây giờ người ta vẫn chưa nhận ra rằng các nhà tư vấn tài chính sẽ không hành động vì lợi ích của bạn.

31. Quỹ chỉ số đầu tư chi phí thấp là một trong những phát minh tài chính hữu hiệu nhất.

32. Những nhà đầu tư xuất sắc nhất trên thế giới có nhiều kiến thức về tâm lý học hơn là tài chính.

33. Những diễn biến ở thời điểm hiện tại của thị trường được điều khiển phần lớn bởi các biến ngẫu nhiên. Cố gắng đi tìm lời giải thích cho những biến động trong ngắn hạn giống như cố gắng giải thích kết quả xổ số vậy.

34. Đối với phần lớn mọi người, tìm cách để tiết kiệm nhiều tiền hơn là điều quan trọng hơn so với việc tìm ra những khoản đầu tư tuyệt vời.

35. Nếu bạn có nợ trên thẻ tín dụng và nghĩ về việc đầu tư, hãy dừng suy nghĩ đó lại. Bạn sẽ không bao giờ có thể đánh bại mức lãi suất 30%/năm.

36. Mua lại lượng lớn cổ phiếu quỹ chỉ là bù đắp cho số cổ phiếu được phát hành cho bộ phận lãnh đạo. Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo doanh nghiệp vẫn quảng cáo rằng đây là cách để “trả lại tiền cho cổ đông”.

37. Xác suất xảy ra trong trường hợp có ít nhất 1 công ty nổi tiếng bị phá sản và gian lận kế toán là điều không hiếm gặp.

38. 20 năm nữa, chỉ số S&P 500 sẽ không giống như hiện nay. Có những công ty “chết đi” và có những công ty mới sẽ nổi lên.

39. Cách đây 20 năm, General Motors ở trên đỉnh cao và Apple bị người ta cười nhạo. Điều tương tự sẽ xảy ra trong thập kỷ tới, nhưng không ai biết đó là những công ty nào.

40. Hầu hết sẽ trở nên giàu có hơn nếu họ ngừng bị ám ảnh về Quốc hội, về Fed, về Tổng thống và tập trung vào quản lý tài chính cá nhân.

41. Đối với nhiều người, một căn nhà là khoản nợ khổng lồ với cái mác tài sản an toàn.

42. Tổng thống có ít ảnh hưởng lên nền kinh tế hơn so với những gì người ta nghĩ.

43. Dù số tiền mà bạn nghĩ sẽ cần cho thời gian nghỉ hưu là bao nhiêu, hãy nhân đôi so tiền đó.

44. Cuộc khủng hoảng tiếp theo không bao giờ giống với những cuộc khủng hoảng trước đó.

45. Hãy nhớ những gì Buffett đã nói về quá trình phát triển: “Đầu tiên là những sáng tạo, sau đó là những kẻ bắt chước và cuối cùng là những tên ngốc”.

46. Và nhà văn Mark Twain nói: “Một lời nói dối có thể đi được nửa vòng trái đất trong khi sự thật vẫn đang bận xỏ giày”.

47. Marty Whitman nói về thông tin: “Hiếm khi có hơn 3 hoặc 4 biến cố quan trọng. Tất cả mọi thứ đều sẽ gây nhiễu”.

48. Vụ sáp nhập có quy mô càng lớn, xác suất đổ vỡ càng cao. Các CEO thích xây dựng đế chế của riêng họ bằng cách trả giá quá cao cho các công ty khác.

49. Các khoản đầu tư lợi nhuận thấp và lỗ cao có số lượng nhiều gấp 10 lần so với các khoản đầu tư mang lại kết quả ngược lại.

50. Những công ty được coi là “nhàm chán” nhất – công ty sản xuất kem đánh răng, thực phẩm hay bu-lông – có thể trở thành những khoản đầu tư tốt nhất trong dài hạn. Trong khi đó, có những công ty sáng tạo nhất lại trở thành khoản đầu tư tệ hại nhất.

Trí Thúc Trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét