Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

Thơ 8 chữ :

THƠ TÁM CHỮ VÀ CÁCH LÀM THƠ TÁM CHỮ
( Nguồn sưu tầm www.thanhphotre.com/forums )

THO TÁM CHỮ.


Thể thơ này không có quy luật nhất định, có nghĩa là vần điệu tự do hơn. Thường thì trong câu ở cuối có tiếng trắc thì tiếng 3 trắc, tiếng 5 và 6 bằng; ở cuối có tiếng bằng thì tiếng 3 bằng, tiếng 5 và 6 trắc. Nhưng nhiều lúc cũng không như thế.

Cách gieo vần

1. Vần tiếp

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé,
Tôi sẽ trách -- cố nhiên -- nhưng rất nhẹ;
Nếu trót đi, em hãy gắng quay về,
Tình mất vui lúc đã vẹn câu thề
Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở.
Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ,
Cho nghìn sau... lơ lửng... với nghìn xưa...
Hồ Dzếnh

2. Vần tréo

Hai đứa kéo nhau chạy vào mộng mị
Giờ tắt thở nằm trên bãi hư vô
Bầy ngựa chứng hàng thùy dương vó bão
Gió đưa trăng lăn vào đá tiếng ru
Tô Thùy Yên

Em sẽ chết với mảnh hồn trống đó
Chúa đứng đón em ở cửa thiên đường
Con trả chúa trái tim hồng lãng mạn
Dưới thế gian con dại dột cho chàng
Trần Mộng Tú

3. Vần ôm

Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc
Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường.
Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương
Tôi thay mực cho vừa màu áo tím.
Nguyên Sa

Không có em, chắc ngày mai anh chết
Anh sẽ buồn, sẽ kết tội trần gian
Nắng sẽ phôi pha, hoa sẽ úa tàn
Cây thành phố hai hàng giăng nước mắt
Vũ Thành

Muốn cho thơ tám tiếng thêm âm điệu, một số nhà thơ thường vần tiếng 8 câu trên với tiếng 5 hay 6 câu dưới:

Sàn gác trọ những tâm hồn bão nổi
Những hào hùng, uất hận gối lên nhau
Cao Tần


CÁCH LÀM THƠ TÁM CHỮ.

Trong một câu, nên có sự cân bằng giữa số lượng các vần bằng và vần trắc ví dụ Bằng /Trắc = 3/5 hay ngược lại . Vần bằng trắc cũng nên xen kẽ đều đặn để câu thơ uyển chuyển nhịp nhàng . Gieo vần thì có nhiều cách, đệ có thể theo các cách tương tự như gieo vần thơ 7 chữ như sau :

1. Gieo vần ôm :

- Chữ cuối câu 1 vần với chữ cuối câu 4, cuối câu 2 vần với cuối câu 3 .

Ví dụ :
Ngươi ám ảnh hương thơm bằng ánh sáng
Ru màu êm, mà gọi thức lòng ngây
Trăng, nguồn sương làm ướt cả gió hây
Trăng, võng rượu khiến đêm mờ chếnh choáng

2. Gieo vần chéo :

Chữ cuối câu 1 vần với cuối câu 3, và/hoặc chữ cuối câu 2 vần với cuối câu 4

Ví dụ

Tạo hóa hỡi ! Hãy trả tôi về Chiêm Quốc !
Hãy đem tôi xa lánh cõi trần gian !
Muôn cảnh đời chỉ làm tôi chướng mắt !
Muôn vui tươi nhắc mãi vẻ điêu tàn


Tôi không muốn đất trời xoay chuyển nữa
Với tháng ngày biền biệt đuổi nhau trôi
Xuân đừng về ! Hè đừng gieo ánh lửa
Thu thôi sang ! Đông thôi lại não lòng tôi

3. Chữ cuối câu 1 vần với chữ 5 hay 6 câu 2 , chữ cuối câu 2 vần với chữ cuối câu 3 và vần với chữ 5 hay 6 câu 4

Ví dụ :

cõi thiên tiên kiều diễm ngàn ảo ảnh
điện nguy nga tỏa muôn ánh pha lê
thuyền Từ Thức bồng bềnh tới bến mê
rồi ngơ ngẩn khi trở về hiện thực

Chú ý : bằng vần với bằng, trắc vần với trắc . Bằng không bao giờ vần với trắc . Ví dụ **g không vần với lộng

Nếu làm thơ nhiều đoạn, chữ cuối câu 4 của đoạn trước luôn vần với chữ cuối câu 1 của đoạn sau

Ví dụ :

Làm thi sĩ , nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng, và vơ vẩn cùng mây,
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây,
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến

Đây là quán tha hồ muôn khách đến
Đây là bình thu hợp trí muôn hương;
Đây là vườn chim nhả hạt mười phương,
Hoa mật ngọt chen giao cùng trái độc
( Thơ Xuân Diệu)
_____________________

(Yên Thanh)
Vẫn còn mang chiếc nhẫn Single Ring
Để đợi một tình yêu yên bình chưa tới...

thay đổi nội dun
Thơ Yết Hậu:


Thể thơ này khá dễ dàng . Luật cũng rất đơn giản . Một khổ thơ chỉ có 4 dòng .
Thể thơ Yết Hậu : 
Luật : Ba câu trên niêm luật đều giống như các thể thơ tứ tuyệt ( 4 chữ , 5 chữ , 6 chữ hoặc thất ngôn tứ tuyệt ) ,chỉ mỗi câu cuối có 1 chữ.
Vần :

+
1. Cùng 1 vần

Trai năm tấc rộng để làm chi

Vừa mới ăn no đã ngủ 
khì

Tỉnh dậy. Anh ơi! Chiều em 

Đi!
trích : nhân gian


+
2. Vần chéo

Cứ nghĩ rằng mình ngắn,
Ai ngờ cũng dài 
đườn.
Thế mà còn chê 
trạchLươn

trích : Vô Danh
Thơ Song Thất Lục Bát:

Hiện nay tui thấy box thơ khá đa dạng, có điều chỉ thấy thơ tự do là nhiều, vẫn còn thiếu những bài thơ làm theo thể cố định (VD: Song thất lục bát, Thất ngôn bát cú ... đường luật......)
Ở đây, tui xin đưa ra 1 toppic về thể thơ song thất lục bát. Kính mong các bạn đóng góp

Xin nói sơ qua về cách gieo vần của thể thơ này:
- Câu 1 : 7 từ và kết thúc với thanh trắc
- Câu 2 : 7 từ, kết thúc với thanh bằng, từ thứ 5 là thanh trắc (vần với từ cuối cùng của câu 1 càng tốt)
- Câu 3 : 6 từ và kết thúc với thanh bằng (vần với từ cuối cùng của câu 2)
- Câu 4 : 8 từ, kết thúc với thanh bằng, từ thứ 6 vần với từ cuối của câu 3(gieo vần như thơ lục bát)
- Câu 5 : 7 từ tiếp tục như câu 1 ( từ thứ 5 là thanh bằng, vần với từ cuối của câu 4)
- Câu 6 : 7 từ như câu 2
- Câu 7 : 6 từ như câu 3
- Câu 8 : 8 từ như câu 4


Cứ lần lượt như vậy, nhịp thơ là (7-7-6-8).
Ví dụ:

Một buổi sớm tôi vùng thức dậy
Thấy mặt trời động đậy sau mây
Trồi non nô nức trên cây
Mùa xuân đang đến đâu đây rất gần
Khúc giao mùa reo ngân rộn 
Những tiếng chim hối hả gọi đàn
Như từ một cõi lầm than
Tồi về lại chốn ngập tràn niềm vui


Rất mong các bạn đóng góp để cho box thơ ngày càng phong phú!
Ở đời nhiều lúc có như không
Khó để phân rành giữa có không
Có dũng không mưu thà chẳng có
Không tình có lý cũng bằng không
Quyền cao khối kẻ tâm không có
Chức trọng bao người đức có không
Có thứ không cần, không phải có
Có mà bất dụng khác gì không

thay đổi nộ
Song tứ lục bát - Song tứ song thất :


Đây là hai dạng biến thể của song thất lục bát . Tuy nhiên rất hiếm được sử dụng.
Thể thơ song tứ lục bát: 
Luật : 2 câu đầu 4 chữ , 2 câu sau là 2 câu lục bát chính thể.

Niêm luật như sau :
Khổ 1 :
B x T(v)
T x B(v)
B x T x B(v)
B x T x B(v) T B(v*)

Khổ tiếp theo :
B x T(v*)
T x B(v)
B x T x B(v)
B x T x B(v) T B(v)

Vần :

+ Chữ thứ 4 câu 1 vần với chữ thứ 4 câu 2 , vần với chữ thứ 6 câu lục và chữ thứ 6 câu bát.

Chiều xuân gió lộng
______B_______T
Nắng trải mênh 
mông
______T_______B
Nắng xuyên qua cửa lượn 
vòng
______B________T_______B
Hoa tươi hé nhụy hương 
nồng ngát thơm
_____B______T_________B_________B


trích khungbotinhyeu

Thể thơ song tứ song thất: 
Luật :

- 2 câu đầu 4 chữ , 2 câu sau là 2 câu 7 chữ.

Niêm luật như sau :

T x B(v)
T x B(v)
B x T x B T
B x B T x B

Vần :

- Thể thơ song tứ song thất là hai câu đầu có cùng vần , mỗi câu bốn chữ và chữ cuối là vần bằng , chữ cuối của câu thứ 3 là vần trắc , và chữ thứ tư của câu 3 sẽ có cùng vần với chữ cuối của hai câu đầu , và phải là vần trắc ( đôi khi có thể lạc vận, tức là chữ thứ tư không cùng vần cũng được).Chữ thứ 5 của câu 4 sẽ có cùng vần với chữ cuối của câu 3 , và phải là vần trắc , và chữ cuối của câu 4 phải là vần bằng , thể đốị.

Lòng mãi nhớ thương
___T________B
Năm tháng đoạn 
trường
___T________B
Để rồi rẽ 
hướng duyên đôi ngã
_____B_____T_______B_______T
Vết tình sầu bôi 
xóa ái ân
____B_______B T_____B

trích khungbotinhyeu

Vì là 2 thể ít người làm. Nên nếu có gì sai sót mong các bạn góp ý để chúng tôi chỉnh sửa .
Thất ngôn tứ tuyệt :

Mạn phép nói thêm 1 chút về "Thất ngôn tứ tuyệt đường thi"

Thất ngôn Tứ tuyệt Đường thi là 1 phần của "Thất ngôn bát cú Đường luật"

Những yếu tố bắt buộc trong thể thơ này là : Niêm, luật và vần

1. Niêm (là sự kết dính của các câu 1-4 và 2-3)

Ví dụ:

Người đến người đi như giấc mộng
Tình đầy tình cạn tựa cơn say
Nằm nghe gió thổi đêm trầm bổng
Cứ ngỡ ta  hạt bụi bay


Chữ thứ 2-4-6 của câu 1 niêm với 2-4-6 của câu 4 (T-B-T)
Chữ thứ 2-4-6 của câu 2 niêm với 2-4-6 của câu 3 (B-T-B)

2. Luật quy định ở chữ thứ 2 của câu thứ 1

VD ở bài thơ trên, chữ thứ 2 là đến (Trắc) thì bài thơ là luật trắc

3. Vần

Cách 1: Gieo vần ở câu 1,2,4

VD:

Nâng ly ta cụng với mùa xuân
Gỡ hết sầu tư vấy bụi trần
Phơi tấm đợi chờ cho gió cuốn
Để tình trọn vẹn chữ ly phân


Cách 2: Gieo vần ở câu 1-3; 2-4

VD:

Ta hỏi mùa xuân nay mấy tuổi
Bao năm mòn mỏi đợi chờ ai
Còn đâu cái thuở chân rong ruổi
Có biết mộng vàng đã nhạt phai
Ở đời nhiều lúc có như không
Khó để phân rành giữa có không
Có dũng không mưu thà chẳng có
Không tình có lý cũng bằng không
Quyền cao khối kẻ tâm không có
Chức trọng bao người đức có không
Có thứ không cần, không phải có
Có mà bất dụng khác gì không

thay đổi n
Thơ Lục Bát:


Thể thơ này là thể thơ của dân tộc . Luật cũng rất đơn giản . Tác phẩm thơ tiêu biểu chính là truyện Kiều của cố thi hào Nguyễn Du
Thể thơ lục bát: 

Thơ lục bát tức là thể thơ có một câu 6 và một câu 8 tiếng , liên tiếp nhau và không quy định số cặp câu . 

+ Lục bát chính thể : 
+ Vần :

Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo. 


Đưa tay hứng giọt nắng hồng
Ngậm ngùi vương vấn, còn 
không hẹn thề ?
Trầm luân một kiếp u 

Nhệp giăng khắp chốn tư 
bề ngổn ngang

trích Vip Oan hồn thiếu nữ

* Chú ý : tuy chữ thứ 6 và chữ thứ 8 của câu 8 đều là thanh bằng nhưng nếu chữ thứ 6 là thanh ngang thì chữ thứ 8 sẽ là thanh huyền và ngược lại .Như thế câu thơ sẽ đọc tự nhiên và thuận hơn.
+ Luật :

- Chữ thứ 2,6,8 ở mỗi câu đều là thanh bằng
- Chữ thứ 4 ở mỗi câu đều là thanh trắc 


Cung sầu cất tiếng nỉ non___B_______T______B

Hẹn thề xưa  người còn nhớ chi ?
_____B____T_______B______B
trích Vip Oan hồn thiếu nữ


+ Lục bát biến thể : 

- Lục bát vẫn có nhiều biến thể với những phá cách tài tình. Tôi xin giới thiệu với các bạn một số kiểu biến thể như sau :
1. Gieo vần ở chữ thứ 4 câu bát :

~ Câu lục vẫn giống như câu lục của lục bát chính thể. Chữ thứ tư có thể là thanh bằng hoặc thanh trắc.
~ Câu bát có kết cấu là Trắc -Bằng _Trắc_Bằng theo thứ tự các chữ thứ 2,4,6,8 . Vần được gieo ở chữ thứ 4 .



Con  mà đi ăn đêm
Đậu phải cành 
mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi 
nao
Tôi  lòng 
nào ông sẽ xáo măng

trích ca dao
Núi cao chi lắm núi ơi
Núi phủ mặt 
trời không thấy người thương.
trích ca dao


~ Hoặc chữ thứ 2 câu 6 là thanh trắc :

Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa

trích Nguyễn Du

(Chữ thứ 2 trong câu 6 có thể là thanh trắc khi trong câu đó có tiểu đối : Khi tỉnh rượu - lúc tàn canh)


2.Gieo vần ở chữ thứ 2 câu bát :

~ Câu lục giống như câu lục của lục bát chính thể
~ Câu bát có kết cấu là Bằng _ Trắc _Bằng _ Bằng theo thứ tự 2 , 4 , 6 , 8. Vần được gieo ở chữ thứ 2


Chăn đơn nửa đắp nửa không
Cạn 
sông lở núi, ta đừng quên nhau

trích ca dao

3. Lục bát gieo vần trắc :

Trong kho tàng lục bát , số lượng lục bát được gieo vần trắc chiếm một tỉ lệ nhỏ. Đó là những cặp lục bát có khuynh hướng trở thành tục ngữ hoặc đã là một bài thơ hai câu hoàn chỉnh.


~ Câu lục có kết cấu Bằng_ Bằng_Trắc
~ Câu bát có kết cấu Bằng _ Trắc_ Trắc _Bằng.Vần được gieo ở chữ thứ 6 câu lục và chữ thứ 6 câu bát, hoặc chữ thứ 6 câu lục và chữ thứ 4 câu bát .



Tò  mà nuôi con 
nhện
Đến khi nó lớn nó 
quện nhau đi.trích ca dao


Vu lan những ngày vắng 
mẹ
Nén thầm giọt lệ, quạnh 
quẽ thinh không

trích _Kei_


Xa nhau biết  cách trở
Em nào có ngỡ lá úa duyên phai..


hoatigon208410
Một số liên vần các bạn có thể dùng và được xem là vần với nhau :

Ai : Oai , Ay , Ây , Uây
Ao : Au , Âu
At : Ac , Oat
En : Oen , eng
Eo : Oeo
Et : Ec
U : Ưu
Uc : Ut
Uông : uôn
.....

Nó bao gồm các từ có vần bắt đầu từ cùng một nguyên âm



Trên đây là những bài mà tôi sưu tầm và viết lại. Chúc các bạn có những bài lục bát hay để tiếp nối và phát huy thể thơ của dân tộc.
Thơ 6 chữ thể 4 câu :


Thể thơ này khá dễ dàng . Luật cũng rất đơn giản . Một khổ thơ chỉ có 4 dòng .Các bạn có thể làm nhiều khổ để thành một bài thơ dài.
Thể thơ 6 chữ : 
Luật : Ở mỗi câu thơ , chữ thứ 4 là bằng thì chữ thứ 6 là trắc , và ngược lại .
Vần :

+
1. Vần chéo

Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải 
yêu
Quê hương là gì hở
 mẹ
Ai đi xa cũng nhớ
 nhiều

trích : Đỗ Trung Quân

+
2. Vần ôm


Nếu bước chân ngà có mỏi
Xin em tựa sát lòng
 anh
Ta đi tới tận rừng 
xanh
Vớt cánh vông vàng bên suối
trích : Đinh Hùng
Thơ 5 chữ thể 4 câu :


Thể thơ này khá dễ dàng . Luật cũng rất đơn giản . Một khổ thơ chỉ có 4 dòng .Các bạn có thể làm nhiều khổ để thành một bài thơ dài.
Thể thơ 5 chữ : 
Luật : Ở mỗi câu thơ , chữ thứ 3 là bằng thì chữ thứ 5 là trắc , và ngược lại .
Vần :

+
1. Vần chéo

<> 1 vần với 3 , 2 vần với 4 : 

Em ơi dù nuối tiếc
Niềm tin cũng hết 
rồi
Ai trao lời tiễn 
biệt
Tình nghĩa đã phai
 phôi

trích : khungbotinhyeu

Anh chẳng phải là ai
Anh mãi là anh đấy
Anh vẫn sẽ thở dài...
Anh muôn đời vẫn vậy

trích : Rong_lua

<> 2 vần với 4 :

Mưa thu rồi em đến
Em đến tiễn chân ai
Chân ai hoài rụng vỡ
Cho giọt ngắn...giọt dài...!

trích : khungbotinhyeu


Gió thoảng vụt qua nhau
Nắng vương buồn trên mắt
Chẳng làm tỉnh cơn say
Ánh hừng đông góp nhặt


trích : khungbotinhyeu


+
2. Vần ôm

<> Luật bằng :

Anh về bên người ấy
Vui duyên mới cuộc
 đời
Anh để lại chơi 
vơi
Cho hồn em chết lặng
trích : Lotus Wu

<> Luật trắc :

Lá úa rụng đầy sân
Mưa thu rồi em nhé
Có tình yêu rất khẽ
Cũng buông chút sắc ngần


trích : khungbotinhyeu


+
3. Vần ba tiếng :Rất ít dùng

Đưa em về dưới mưa
Nói năng chi cũng
 thừa 
Phất phơ đời sương gió
Hồn mình gần nhau
 chưa
trích : Nguyễn Tất Nhiên
Thơ 4 chữ thể 4 câu :


Thể thơ này khá dễ dàng . Luật cũng rất đơn giản . Một khổ thơ chỉ có 4 dòng .Các bạn có thể làm nhiều khổ để thành một bài thơ dài.
Thể thơ 4 chữ : 
Luật : Ở mỗi câu thơ , chữ thứ 2 là bằng thì chữ thứ 4 là trắc , và ngược lại .
Vần :

+
1. Vần tiếp :
Phượng nở đỏ trời
Tháng năm rồi nhỉ
Lật trang nhật 
Tìm thuở thơ ngây
Kỷ niệm còn đây
Bạn bè đâu hết
Lối đời mỏi mệt
Còn trĩu hành trang... 


trích : Nhân gian

+
2. Vần chéo

<> 1 vần với 3 , 2 vần với 4 : 

Gió đùa thì gợn
Lẳng lặng vô tình
Mặc đời mơn trớn
Trong vắt làm thinh

trích : Juukapup

Hạt nắng vờn qua
Gam màu sót lại
Buông chút sắc nhòa
Cho hồn vương vãi 

trích : khungbotinhyeu


<> 2 vần với 4 : 

Ngày xưa chiếc bóng
Ướp mộng vào mây
Cho mùa nắng hạ
Mướt cặp vai gầy


trích : meongoc=dethuong

Cát nhớ trời thu
Chiều vàng rực nắng
Cơn gió xao lòng
Biển đêm vắng lặng

trích : meongoc=dethuong


+
3. Vần ôm

<> Luật bằng :

... Hồn khô tựa lá
Rơi rớt bên 
đường
Sầu, thảm, oán, 
thương
Cho người giẫm đạp ...
trích : FearieDragonPuck

<> Luật trắc :

Chiếc lá vàng rơi
Chao nghiêng vạt
 nắng
Ngoài sân vắng
 lặng
Hát khúc vơi đầy
trích : meongoc=dethuong

+
4. Vần ba tiếng :Rất ít dùng
Ôm giấc mộng xanh 
Ươm mãi chẳng 
thành 
Bởi tình nhân thế
Quá đỗi mong 
manh
TẬP LÀM THƠ LỤC BÁT 

Để bắt đầu tập làm thơ, các bạn nên học thơ LỤC BÁT trước . Thể thơ này là thơ chính tông của Việt nam nước ta. Khác với thơ của Tàu, vì thơ Tàu chỉ có vần cuối câu mà thôi . Trong khi đó thơ lục bát của dân tộc ta có vần ở giữa câu . 

Lục nghĩa là 6 . Bát nghĩa là 8 

Thơ Lục Bát nghĩa là câu thơ đầu có sáu chữ , câu thơ kế có tám chữ , câu tiếp theo là sáu chữ và câu kế tiếp phải là tám chữ và cứ như vậy cho đến khi không còn ý để viết bài thơ . 

Phần 1 
Khi làm thơ bạn phải biết luật Bằng Trắc của thơ 

Những chữ nào có dấu sắc ' , dấu hỏi ? , dấu ngã ~ và dấu nặng . 
thì người ta gọi là TRẮC . 

Ví dụ: Lá , Lả , Lã , Lạ 

Chữ nào có dấu huyền ` và chữ không có dấu nào hết người ta gọi là BẰNG 

Ví dụ: Là , La 

Luật của thơ Lục Bát thông thường được định như sau: 

b B t T b B 
b B t T b B t B 

Bằng viết tắc là B 
Trắc viết tắc là T 
Chữ b và chữ t không có viết hoa ở đây nghĩa là chữ này vần Bằng hay vần Trắc cũng được 


Bạn có thể nhớ Luật Bằng Trắc của Thơ Lục Bát như sau: 

Chữ thứ 1, 3, 5, 7 của câu Lục và câu Bát , không cần theo luật Trắc hay Bằng 
Chữ thứ 2, 6, 8 của câu Lục và câu Bát phải theo luật Bằng 
Chữ thứ 4 của câu Lục và câu Bát phải theo luật Trắc 

Ví dụ 2 câu thơ sau đây: 

Nhiễu ĐIỀU phũ LẤY giá GƯƠNG 
Người TRONG một NƯỚC phải THƯƠNG nhau CÙNG 

Những chữ viết HOA ở đây là theo Luật Bằng, Trắc 
Những chữ viết thường không cần theo luật 

Phần 2 
Khi làm thơ thì phải có ÂM VẦN thì bài thơ mới suôn 
Âm Vần là những phụ âm cuối của các chữ 

Ví dụ: 
ung ùng , ương ường , iu iều .v . v.. 


Vần trong câu thơ: 
Chữ cuối của câu Lục , phải vần với chữ thứ Sáu của câu Bát 
Chữ cuối của câu Bát đó, phải vần với chữ cuối của câu Lục kế tiếp 
cứ như vậy làm hoài . 

Ví dụ 2 câu thơ Lục Bát sau đây: 

Bầu ơi thương lấy bí CÙNG 
Tuy rằng khác giống nhưng CHUNG một giàn 

Chữ CÙNG và chữ CHUNG viết hoa ở đây có cùng âm vần đó các bạn 


Chú ý: Trong câu BÁT , chữ thứ 6 là KHÔNG DẤU thì chữ thứ 8 phải là dấu HUYỀN 
Nếu chữ thứ 6 la`dấu HUYỀN thì chữ thứ 8 phải là KHÔNG DẤU 
Khi làm thơ , ngoài luật Bằng Trắc và Âm Vần , còn có ý của lời thơ phải bổ túc cho nhau 

Đó là căn bản Luật Bằng Trắc và Âm Vần của thơ Lục Bát . 


Hôm nay tôi học làm thơ 
Ðọc xong đường luật muốn mờ mắt luôn 
Khi làm thơ phải cho suôn 
Luật thơ bằng trắc vô khuôn âm vần 
Làm thơ cũng phải chuyên cần 
Ngày đêm mài bút dần dần hay thôi 


Chúng ta cùng nhau tìm hiểu thêm một cách viết của thể thơ Lục Bát nữa , đó là cách viết thơ Lục Bát có câu đối . 

Vì thơ Lục Bát có hai câu ngắn dài không đều, cho nên khi người ta muốn đối, thì chỉ dùng tiểu-đối trong một câu, chứ không có bình-đối hai câu với nhau 

Theo luật thơ Lục Bát mà chúng ta đã học thì tiếng thứ 2 của câu Lục là vần bằng 
Song khi có tiểu đối thì tiếng thứ 2 trong câu Lục có thể là vần trắc 
Trong trường hợp này người ta để dấu phảy chính giữa để ngắt nhịp thơ ra làm hai , giống như câu thơ dưới đây 

Ví dụ: 

Hoa vẫn nở , nhụy chưa tàn 
Thì anh đây mãi muôn vàn yêu em 

chúng ta học thêm về một cách viết về Âm Vần của Lục Bát Biến Thể . Thể này dùng để uyển chuyển trong bài thơ, đôi khi đặt câu và chọn âm vần của câu bát hay bị kẹt . Theo lối lục bát biến thể này, cũng vẫn cho ta một âm điệu trầm bổng du dương . Thường thì ta thấy trong các câu ca dao hoặc câu đố ngày xưa hay dùng . 

Ví dụ câu đố sau đây: 

Trên lông mà dưới cũng LÔNG 
Tối lại nằm CHỒNG , thành đủ một đôi 

Trong 2 câu này ta thấy chữ cuối của câu Lục là LÔNG 
Có Âm Vần với chữ thứ 4 của câu Bát là CHỒNG 

Hoặc trong câu 2 ca dao dưới đây: 

Con Cò mày đi ăn đêm 
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao 

Trong 2 câu này chữ cuối của câu Lục là đêm 
Có Âm Vần với chữ thứ 4 của câu Bát là mềm 


Luật: 

b B t T b B 
t T b B t T b B 

Chữ B in đậm là Âm Vần đó các bạn 

t=trắc 
b=bằng 
T,B viết hoa là phải theo luật 
t,b nhỏ không cần theo luật 

Luật này chỉ thay đổi trong câu Bát mà thôi 

Chữ thứ 2 và chữ thứ 6 của câu bát phải theo luật trắc 

ÂM Vần: 

Chữ cuối của câu Lục 
Vần với chữ thứ 4 của câu Bát 

Để ý: 

Chữ thứ 4 vần bằng mang dấu huyền, vần với chữ cuối của câu Lục trên đó 
Chữ cuối câu bát, vần bằng không dấu 

Lưu ý: Trong câu 8 (bát) nếu các chữ thứ 1,3,5,7 giữ theo luật trắc thì khi đọc vần điệu sẽ hay hơn 


Thất Ngôn Tứ Tuyệt 

Thất Ngôn Tứ Tuyệt này, luật được lấy từ 4 câu cuối của thể thơ Thất Ngôn Bát Cú 

Thể thơ này chỉ có hai vần mà thôi, vần chữ cuối câu 2 và vần chữ cuối câu 4 (v) 

Luật Bằng: 

b-B-t-T-b B-T (đối câu dưới) 
t-T-b-B-t-T-B (v) (đối câu trên) 
t-T-b-B-b-T-T 
b-B-t-T-t-B-B (v) 

Luật Trắc: 

t-T-b-B-b-T-T (đối câu dưới) 
b-B-t-T-t-B-B (v) (đối câu trên) 
b-B-t-T-b-B-T 
t-T-b-B-t-T-B (v) 

Vd: 

Được dzạy làm thơ sướng quá đi 
Ngồi đây suy nghĩ chẳng ra gì 
Cái đầu muốn bể xin ai giúp 
Bé nguyện từ đây sẽ mãi ghi 
(Bút Tạ) 


TẬP LÀM THƠ THỂ LOẠI NGŨ NGÔN 

Chúng ta sẽ cùng nhau học về thể thơ Ngũ Ngôn . Thể thơ này cũng là một thể thơ đời Đường của Trung Hoa lúc xưa . Ngoài lối tám câu, thơ ngũ ngôn còn có thể làm dài hơn nữa . Về phần ý nghĩa và nội dung thì giống như thể thơ Thất Ngôn Bát Cú 
Nghĩa là hai câu đầu là mở đề 
Bốn câu giữa có đối với nhau và luận cho rộng ra 
Hai câu cuối tổng kết lại cả bài 

Luật có hai thứ, một thứ là luật bằng và một thứ là luật trắc , hễ chữ thứ hai trong câu thơ đầu là tiếng bằng, thì gọi là luật bằng , chữ thứ hai là tiếng trắc, thì gọi là luật trắc 
Hai luật ấy được định như sau: 

Ngũ ngôn tám câu luật bằng 

T-B-T-T-B(v) 
T-T-T-B-B(v) 
T-T-B-B-T --->đối câu 4 
T-B-T-T-B(v) 
T-B-B-T-T --->đối câu 6 
T-T-T-B-B(v) 
T-T-B-B-T 
T-B-T-T-B(v) 

Ve kêu nhắn hạ về 
Nhạn trắng rảo bờ đê 
Kiếm cá trên mương ruộng 
Tìm tôm dưới suối khe 
Cu gù nơi ngọn bắp 
Két réo chổ bông kê 
Phảng phất mùi hoa sứ 
Trong lành hoạt cảnh quê 

Ngũ ngôn tám câu luật trắc 

T-T-T-B-B(v) 
B-B-T-T-B(v) 
B-B-B-T-T--->đối câu 4 
T-T-T-B-B(v) 
T-T-B-B-T--->đối câu 6 
B-B-T-T-B(v) 
B-B-B-T-T 
T-T-T-B-B(v) 

Trống dứt báo tan trường 
Chia tay thấy vấn vương 
Thầy cô rời mỗi ngã 
*Bậu bạn giạt muôn phương 
Phượng nở đầy bên lối 
Ve kêu rộn cạnh đường 
Hè về chi giã biệt 
Lớp học lẫn người thương 

*(Bậu có nghĩa là người yêu gái) 

Các bạn hãy để ý những chữ thứ hai và chữ thứ tư trong các câu là luật định, chữ cuối của các câu 3,5,7 luôn luôn là luật trắc, chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8 phải vần với nhau . 


Song Thất Lục Bát 

Thể thơ Song Thất Lục Bát và thể thơ Lục Bát là thơ chánh tông của dân tộc Việt Nam ta . 

Thể thơ này gồm có 2 câu đầu là 7 chữ , gọi là Song Thất 
Câu kế có 6 chữ rồi câu tiếp theo có 8 chữ , gọi là Lục Bát 

Luật Bằng Trắc 

Trong câu thất đầu, chữ thứ 3 là trắc, chữ thứ 5 là bằng và chữ thứ 7 là trắc 

Trong câu thất kế, chữ thứ 3 là bằng, chữ thứ 5 là trắc, và chữ thứ 7 là bằng . 

Các chữ còn lại 1, 2, 4 và 6 theo luật nào cũng được 

Hai câu lục bát tiếp theo thì giống luật lục bát chúng ta đã học 

Chữ thứ 1, 3, 5, 7 của câu Lục và câu Bát , không cần theo luật Trắc hay Bằng 
Chữ thứ 2, 6, 8 của câu Lục và câu Bát phải theo luật Bằng 
Chữ thứ 4 của câu Lục và câu Bát phải theo luật Trắc 

Vần 
Tiếng cuối của câu thất đầu là luật trắc phải vần với tiếng thứ 5 câu thất kế cũng là luật trắc 

Tiếng cuối của câu thất kế vần với tiếng cuối của câu lục 

Tiếng cuối của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát 

Tiếng cuối của câu bát vần với tiếng thứ 5 của câu thất tiếp theo 

và cứ như vậy mà tiếp tục làm cho đến khi hong còn ý để viết 

Khi làm thơ Song Thất Lục bát , ý nghĩa của 4 câu phải khớp với nhau, nếu làm dài hơn thì cả bài phải có cùng chung một ý 

Luật thể thơ song thất lục bát được định như sau: 

b t T b B t T(v) 
t b B t T(v) b B(v) 
b B t T b B(v) 
b B t T b B(v) t B(v) 

Chữ B và T lớn phải theo luật Bằng hay Trắc 

Chữ t và b nhỏ theo luật nào cũng được 

Chữ v là âm vần và phải theo cách gieo vần 

Lưu ý: 

Nếu chữ thứ 6 của câu thất đầu giữ theo luật trắc 

Và chữ thứ thứ 7 của câu bát cuối giữ theo luật trắc 

thì bài thơ sẽ có phần âm hưởng du dương theo trầm bổng và suôn hơn bình thường 

******* Thu về nhớ người ******* 

Rồi tháng Hạ không còn lắng đọng 
Tiết Thu về đắm mộng sầu tơ 
Ngồi buồn tôi chép vần thơ 
Hạ đi Thu đến hồn mơ nhớ người 

Nhìn cúc tím vàng tươi chợt nở 
Giống tình anh mới trở cơn say 
Yêu em hình bóng thon gầy 
Gío thu quện tóc xõa đầy bờ vai 

Trời sắp sáng ban mai ló dạng 
Cả đêm ngồi nhớ dáng em xưa 
Lòng anh biết nói sao vừa 
Yêu thầm trộm nhớ chưa quên bao giờ 

Anh ở đó luôn chờ đợi ước 
Mùa Thu nào sẽ bước bên nhau 
Cùng em ngắm cảnh rừng sau 
Lá vàng tím đỏ nhiều màu đẹp xinh 

chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về một lối viết có đối trong thể thơ song thất lục bát . Như chúng ta đã biết, song thất lục bát là thể thơ cứ hai câu 7 chữ rồi đến một câu 6 chữ và một câu 8 chữ 
Vì hai câu thất đầu đều có 7 chữ, nên chúng ta có thể làm bình đối hai câu với nhau 
Một điểm nữa chúng ta cần để ý là câu thất đầu khi nào không có đối với câu thất dưới, thì tiếng thứ 3 trong câu thất đầu có thể là vần bằng 

Luật thể thơ song thất lục bát được định như sau: 

b t T b B t T(v) 
t b B t T(v) b B(v) 
b B t T b B(v) 
b B t T b B(v) t B(v) 

Chữ B và T lớn phải theo luật Bằng hay Trắc 

Chữ v là âm vần và phải theo cách gieo vần 

Luật Bằng Trắc 

Trong câu thất đầu, chữ thứ 3 là trắc, chữ thứ 5 là bằng và chữ thứ 7 là trắc 

Trong câu thất kế, chữ thứ 3 là bằng, chữ thứ 5 là trắc, và chữ thứ 7 là bằng 

Hai câu lục bát tiếp theo thì giống luật lục bát chúng ta đã học 

Vần 

Tiếng cuối của câu thất đầu là luật trắc phải vần với tiếng thứ 5 câu thất kế cũng là luật trắc 

Tiếng cuối của câu thất kế vần với tiếng cuối của câu lục 

Tiếng cuối của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát 

Tiếng cuối của câu bát vần với tiếng thứ 5 của câu thất tiếp theo 

và cứ như vậy mà tiếp tục làm cho đến khi không còn ý để viết 

Vần chính của vần trắc 

ất đi với ất 

ước đi với ước ... và những chữ có cùng vần trắc như vậy gọi là vần chính của vần trắc 

Vần thông của vần trắc 

é, ị --> đi chung với nhau được 
ổ, ũ 
ọ, ủa 
ĩa, uệ 
áo, iễu 
ói, ủi 
ác, ước 
ấc, ực 
ạm, ợm 
ặn, ẩn 
óng, úng 
ật, ắt 
ật, ứt 
út, uốt 


Thơ có đối khi coi khó học 
Luật không vần lúc đọc găng nghe 
Làm thơ thì phải có vè 
Vần thông đúng luật thì bè mới hay 


Thất Ngôn Bát Cú Luật Bằng 

Chữ....1..2..3..4..5..6..7 
Câu 1: tb-B-tb-T-tb-B-B(v) 
Câu 2: tb-T-tb-B-tb-T-B(v) 
Câu 3: tb-T-tb-B-.B-T-T----(đối câu 4) 
Câu 4: tb-B-tb-T-tb-B-B(v)(đối câu 3) 
Câu 5: tb-B-tb-T-tb-B-T----(đối câu 6) 
Câu 6: tb-T-tb-B-tb-T-B(v).(đối câu 5) 
Câu 7: tb-T-tb-B-B-.T-T 
Câu 8: tb-B-tb-T-tb-B-B(v) 

*******Xuân Tàn****** 
Mùa đông lạnh lẽo đã dần tan 
Nắng ấm xuân sang bướm chập chờn 
Trước cổng lưa thưa vài bụi trúc 
Bên thềm một dãy mấy cành lan 
Hai câu đối đỏ treo nơi cửa 
Bốn bánh chưng xanh để cạnh bàn 
Vạn cánh hoa mai rơi dưới đất 
Như đang báo hiệu ánh xuân tàn 

BT 

Thất Ngôn Bát Cú Luật Trắc 

Chữ....1..2..3..4..5..6..7 
Câu 1: tb-T-tb-B-tb-T-B(v) 
Câu 2: tb-B-tb-T-tb-B-B(v) 
Câu 3: tb-B-tb-T-B-B.-T----(đối câu 4) 
Câu 4: tb-T-tb-B-tb-T-B(v)(đối câu 3) 
Câu 5: tb-T-tb-B-tb-T-T----(đối câu 6) 
Câu 6: tb-B-tb-T-tb-B-B(v)(đối câu 5) 
Câu 7: tb-B-tb-T-B-B.-T 
Câu 8: tb-T-tb-B-tb-T-B(v) 

*******Cuội Nga Mơ Mộng****** 
Một tối đêm kia nguyệt sáng mờ 
Hồn tôi mãi miết nghĩ vần thơ 
Nhìn trăng Chú Cuội như vui vẻ 
Thấy bóng Hằng Nga giống khóc cơ 
Chú Cuội đêm kia nằm mớ mộng 
Hằng Nga sáng nọ đứng màng mơ 
Bao nhiêu áng mộng theo mây khói 
Rớt bút buông thơ, ngũ ngáy khò 

BT 

V=là Âm Vần 
T=lớn là phải theo luật Trắc (sắc, hỏi, ngã, nặng) 
B=lớn phải theo luật Bằng ( dấu huyền và chữ O dấu ) 
tb=nhỏ là luật Trắc hay Bằng (nhưng nhớ phải theo niêm luật) 

(Source: http://www.queviet.net/forum/)

Phụ lục bài 10:


Thơ lục bát tứ tuyệt cách điệu thành thơ tự do


Nhớ


Huế giờ tím nhớ
Tím thương
Em đi tím cả bốn phương nắng chiều.


Lá vàng
Hỏi
Rụng bao nhiêu
Để tôi nối lá
Thả diều
Tìm em?


(Giải nhất Thơ Nam Định Online 2007)


Thanh Trắc Nguyễn Văn



--------------------------------------------------------------------------
Bài thơ Nhớ nếu viết theo dạng tứ tuyệt lục bát sẽ là :


Nhớ (bản lục bát)


Huế giờ tím nhớ tím thương
Em đi tím cả bốn phương nắng chiều
Lá vàng hỏi rụng bao nhiêu
Để tôi nối lá thả diều tìm em?


(Tập thơ Quà Tặng Mùa Đông - NXB Văn Nghệ 2007)


Thanh Trắc Nguyễn Văn


nếu viết như trên rõ ràng âm điệu của bài thơ sẽ bị sút giảm rất nhiều



Làng tôi đất bán sạch rồi


Làng tôi đất bán sạch rồi
 
Còn chăng là lớp bùn bồi ven sông…
Ông tôi mỗi sáng lưng còng
Đi gieo hạt lệ xuống đồng “thổ cư”
Còn cha ngơ ngác ậm ừ
Nhìn nhà máy cứ từ từ mọc lên
Mẹ buồn thao thức đêm đêm
Hỏi đàn cò trắng sao quên không về?


Làng tôi giờ đã hết quê
 
Quán bia với quán cà phê chen đầy
Ngả nghiêng kẻ tỉnh người say
Ôm nhau gục nhớ đường cày ngày xưa
Con trâu thuở ấy đi bừa
Bao câu hò vọng hẹn mùa lúa thơm…
Bàng hoàng nắng quái chiều hôm
Làng giờ hoá phố cọng rơm chẳng còn…


(Giải nhất Thơ lục bát Văn Hóa Nghệ Thuật Đất Đứng năm 2009-2010)
 


Thanh Trắc Nguyễn Văn
Phụ lục bài 10:


Thơ lục bát


Người hàng xóm


Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn
Hai người sống giữa cô đơn
Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi.


Giá đừng có giậu mùng tơi
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng
Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng
Có con bướm trắng thường sang bên này...


Bướm ơi, bướm hãy vào đây
Cho tôi hỏi nhỏ câu này chút thôi
Chả bao giờ thấy nàng cười
Nàng hong tơ ướt ra ngoài mái hiên


Mắt nàng đăm đắm trông lên
Con bươm bướm trắng về bên ấy rồi
Bỗng dưng tôi thấy bồi hồi
Tôi buồn tự hỏi: hay tôi yêu nàng?


Không, từ ân ái nhỡ nhàng
Tình tôi than lạnh gio tàn làm sao!
Tơ hong nàng chả cất vào
Con bươm bướm trắng hôm nào cũng sang.


Mấy hôm nay chẳng thấy nàng
Giá tôi cũng có tơ vàng mà hong
Cái gì như thể nhớ mong?
Nhớ nàng, không, quyết là không nhớ nàng


Vâng, từ ân ái nhỡ nhàng
Lòng tôi riêng nhớ bạn vàng ngày xưa.
Tầm tầm giời cứ đổ mưa
Hết hôm nay nữa là vừa bốn hôm!


Cô đơn buồn lại thêm buồn
Tạnh mưa bươm bướm biết còn sang chơi ?


Hôm nay mưa đã tạnh rồi
Tơ không hong nữa, bướm lười không sang
Bên hiên vẫn vắng bóng nàng
Rưng rưng tôi gục xuống bàn... rưng rưng
Nhớ con bướm trắng lạ lùng
Nhớ tơ vàng nữa, nhưng không nhớ nàng
Hỡi ơi bướm trắng tơ vàng
Mau về mà chịu tang nàng đi thôi
Đêm qua nàng đã chết rồi
Nghẹn ngào tôi khóc, quả tôi yêu nàng
Hồn trinh còn ở trần gian
Nhập về bướm trắng mà sang bên này.


Nguyễn Bính

Bài 10:


* Thơ Lục Bát


- Thơ lục bát là thể thơ đặc biệt của Việt Nam, bao gồm một câu 6 chữ và một câu 8 chữ. Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tiếng thứ 8 của câu bát lại tiếp tục vần với tiếng thứ 6 của câu lục.


Ví dụ:
Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,
Xuân lan thu cúc mặn  cả hai.
Người quốc sắc, kẻ thiên tài
Tình trong như đã mặt ngoài còn e.




Ngoài ra cũng cần phải chú ý đến thanh phối hợp trong câu. Lấy lại ví dụ trên sẽ thấy.
2 4 6
Bóng hồng nhác thấy nẻo xa
........bằng........trắc........bằng
Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai
........bằng....trắc......bằng...bằng


Đây là căn bản của thơ lục bát, nói riêng với các bạn bắt đầu làm thơ, phần thanh làm cho câu thơ nhịp nhàng hơn, vần làm cho câu có nhạc điệu, hay hơn, mọi người không cần cứ phải chăm chăm vào nó quá... sẽ quên mất ý thơ đấy. Cứ đọc sao thấy êm tai, xuôi câu là được.


- Ngoài ra còn một số ngoại lệ khác trong thơ lục bát: tiếng 6 của câu lục có thể vần với tiếng 4 của câu bát.


Ví dụ:
Đêm nằm gối gấm không êm
Gối lụa không mềm bằng gối tay em.


Mọi người chú ý ở đây, trong câu bát thanh không còn là bằng trắc bằng như ở ví dụ trên mà đổi lại là trắc bằng trắc, và ngắt nhịp ở giữa câu.
2 4 6


Đêm nằm gối gấm không êm
...... bằng.....trắc.........bằng
Gối lụa không mềm bằng gối tay em.
.....trắc.........bằng........trắc