Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

Thơ Lục Bát:


Thể thơ này là thể thơ của dân tộc . Luật cũng rất đơn giản . Tác phẩm thơ tiêu biểu chính là truyện Kiều của cố thi hào Nguyễn Du
Thể thơ lục bát: 

Thơ lục bát tức là thể thơ có một câu 6 và một câu 8 tiếng , liên tiếp nhau và không quy định số cặp câu . 

+ Lục bát chính thể : 
+ Vần :

Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo. 


Đưa tay hứng giọt nắng hồng
Ngậm ngùi vương vấn, còn 
không hẹn thề ?
Trầm luân một kiếp u 

Nhệp giăng khắp chốn tư 
bề ngổn ngang

trích Vip Oan hồn thiếu nữ

* Chú ý : tuy chữ thứ 6 và chữ thứ 8 của câu 8 đều là thanh bằng nhưng nếu chữ thứ 6 là thanh ngang thì chữ thứ 8 sẽ là thanh huyền và ngược lại .Như thế câu thơ sẽ đọc tự nhiên và thuận hơn.
+ Luật :

- Chữ thứ 2,6,8 ở mỗi câu đều là thanh bằng
- Chữ thứ 4 ở mỗi câu đều là thanh trắc 


Cung sầu cất tiếng nỉ non___B_______T______B

Hẹn thề xưa  người còn nhớ chi ?
_____B____T_______B______B
trích Vip Oan hồn thiếu nữ


+ Lục bát biến thể : 

- Lục bát vẫn có nhiều biến thể với những phá cách tài tình. Tôi xin giới thiệu với các bạn một số kiểu biến thể như sau :
1. Gieo vần ở chữ thứ 4 câu bát :

~ Câu lục vẫn giống như câu lục của lục bát chính thể. Chữ thứ tư có thể là thanh bằng hoặc thanh trắc.
~ Câu bát có kết cấu là Trắc -Bằng _Trắc_Bằng theo thứ tự các chữ thứ 2,4,6,8 . Vần được gieo ở chữ thứ 4 .



Con  mà đi ăn đêm
Đậu phải cành 
mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi 
nao
Tôi  lòng 
nào ông sẽ xáo măng

trích ca dao
Núi cao chi lắm núi ơi
Núi phủ mặt 
trời không thấy người thương.
trích ca dao


~ Hoặc chữ thứ 2 câu 6 là thanh trắc :

Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa

trích Nguyễn Du

(Chữ thứ 2 trong câu 6 có thể là thanh trắc khi trong câu đó có tiểu đối : Khi tỉnh rượu - lúc tàn canh)


2.Gieo vần ở chữ thứ 2 câu bát :

~ Câu lục giống như câu lục của lục bát chính thể
~ Câu bát có kết cấu là Bằng _ Trắc _Bằng _ Bằng theo thứ tự 2 , 4 , 6 , 8. Vần được gieo ở chữ thứ 2


Chăn đơn nửa đắp nửa không
Cạn 
sông lở núi, ta đừng quên nhau

trích ca dao

3. Lục bát gieo vần trắc :

Trong kho tàng lục bát , số lượng lục bát được gieo vần trắc chiếm một tỉ lệ nhỏ. Đó là những cặp lục bát có khuynh hướng trở thành tục ngữ hoặc đã là một bài thơ hai câu hoàn chỉnh.


~ Câu lục có kết cấu Bằng_ Bằng_Trắc
~ Câu bát có kết cấu Bằng _ Trắc_ Trắc _Bằng.Vần được gieo ở chữ thứ 6 câu lục và chữ thứ 6 câu bát, hoặc chữ thứ 6 câu lục và chữ thứ 4 câu bát .



Tò  mà nuôi con 
nhện
Đến khi nó lớn nó 
quện nhau đi.trích ca dao


Vu lan những ngày vắng 
mẹ
Nén thầm giọt lệ, quạnh 
quẽ thinh không

trích _Kei_


Xa nhau biết  cách trở
Em nào có ngỡ lá úa duyên phai..


hoatigon208410
Một số liên vần các bạn có thể dùng và được xem là vần với nhau :

Ai : Oai , Ay , Ây , Uây
Ao : Au , Âu
At : Ac , Oat
En : Oen , eng
Eo : Oeo
Et : Ec
U : Ưu
Uc : Ut
Uông : uôn
.....

Nó bao gồm các từ có vần bắt đầu từ cùng một nguyên âm



Trên đây là những bài mà tôi sưu tầm và viết lại. Chúc các bạn có những bài lục bát hay để tiếp nối và phát huy thể thơ của dân tộc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét