Bài 7:
Các ghi chú về thanh, âm và vần: Đây là phần căn bản, quan trọng nhất mà người làm thơ cần phải biết...
* Thanh: Ở phần này, mọi người chỉ cần ghi nhớ là có hai loại, đó là thanh bằng và thanh trắc.
1. Thanh bằng: bao gồm các chữ không mang dấu hay mang dấu huyền.
Ví dụ:
Con mèo quào con cào cào <--- tất cả đều mang dấu huyền, tất cả đều là thanh bằng.
Ngang ngang như con cua <--- tất cả đều không dấu, tất cả đều là thanh bằng.
2. Thanh trắc: bao gồm các chữ mang dấu sắc, hỏi, ngã, nặng.
Ví dụ:
Hết cả nước lẫn cái <---- tất cả đều là thanh trắc
*Vần:
1. Vần bằng: là các từ có cùng âm và đều là thanh bằng.
Ví dụ:
Anh không ngủ được ư anh?
Để em mở quạt quấn mành lên cho.
Chữ anh và mành ở đâu đều là thanh bằng, và đều cùng âm.
2. Vần trắc: là các từ có cùng âm và đều là thanh trắc.
Ví dụ:
Gia tài em chỉ có bàn tay,
Em trao tặng cho anh từ ngày ấy,
Những năm tháng cùng nhau anh chỉ thấy,
Quá khứ dài là mái tóc em đen.
(Bàn Tay-Xuân Quỳnh.)
Chữ ấy và thấy ở đây đều có thanh trắc và cùng âm.
3. Tiếng bằng và tiếng trắc không vần với nhau.
Ví dụ: thanh không vần với thánh; (lả) lơi không vần với (tiến) tới.
*Gieo vần: phần này sẽ nói thêm chi tiết khi vào từng thể loại thơ.
1. Vần chéo.
Ví dụ:
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau-rạn vỡ
(Thuyền và Biển-Xuân Quỳnh)
Vần xanh và đỏ chéo nhau
2. Vần ôm.
Ví dụ:
Tình giờ đã hết
Khi chàng ra đi
Tình xưa phân ly
Nụ cười cũng chết
Vần đỏ ôm vần xanh vào giữa
3. Vần ba tiếng.
Ví dụ:
Nghìn dặm có duyên sự cũng thành,
Xin đừng lo lắng hết xuân xanh.
Tấc gang tay họa thơ không dứt,
Gần gụi cung dương lá vẫn lành.
(Duyên kỳ ngộ-Hồ Xuân Hương.)
3 vần đỏ
4. Vần giữa câu và cuối câu.
Ví dụ:
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
(Truyện Kiều-Nguyễn Du)
Vần giữa câu (yêu vận) và vần cuối câu (cước vận) thường có trong thơ lục bát
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét