Bài 6:
QUI TẮC LÀM THƠ
1/ TIẾNG BẰNG TIẾNG TRẮC
Theo chữ Quốc Ngữ , thì Tiếng BẰNG là những tiếng có giọng êm dịu và có thể đọc kéo dài ra được như chữ không có dấu gọi là giọng bằng cao và chữ có dấu huyền gọi là giọng bằng thấp .
Tiếng TRẮC là những tiếng có giọng ngắn ngủn , không đọc dài ra được, như những tiếng có chữ C , CH , P , T đứng ở cuối tiếng và những tiếng có dấu sắc, ngã , hỏi, nặng .
Vì âm hưởng tiếng Bằng và tiếng Trắc , khác nhau như thế cho nên phải xếp những tiếng ấy cho khéo thì mới tạo thành ra một thứ âm điệu nghe hay và dễ đọc . Nếu không , thì đọc lên sẽ sượn và nghe chướng tai
2/ TIẾNG BỔNG TIẾNG TRẦM
Trong những tiếng BẰNG và tiếng TRẮC , tiếng nào cũng có thứ tiếng BỔNG và tiếng TRẦM .
Tiếng BỔNG trong tiếng Bằng là những tiếng KHÔNG có dấu huyền
Ví dụ: chữ La
Tiếng TRẦM là những tiếng Có dấu huyền .
Ví dụ: chữ Là
Khi ta đọc chữ La và chữ Là tuy hai chữ cùng là tiếng bằng, song hai chữ đó có âm giọng khác nhau, chữ Là nghe thấp giọng hơn chữ La
Tiếng BỔNG trong tiếng Trắc là những tiếng có dấu sắc và dấu ngã
Ví dụ: Lá , Lã
Tiếng TRẦM là những tiếng có dấu hỏi và đấu nặng
Ví dụ: Lả , Lạ
Nếu chúng ta biết sắp xếp đúng tiếng Trầm và tiếng Bổng thì bài thơ nghe du dương hơn .
Dầu vậy khi làm thơ Lục Bát thì câu Bát chữ thứ 6 là tiếng Trầm thì chữ thứ 8 phải là tiếng Bổng
Hoặc nếu trong câu bát chữ thứ 6 là tiếng Bổng thì chữ thứ 8 phải là tiếng Trầm, nói cho dễ hiểu hơn là
Trong câu BÁT , chữ thứ 6 là KHÔNG DẤU thì chữ thứ 8 phải là dấu HUYỀN
Nếu chữ thứ 6 la`dấu HUYỀN thì chữ thứ 8 phải là KHÔNG DẤU
Đó là luật định cho câu thơ Lục Bát
3/VẦN
Làm thơ thì phải có vần thì đọc nghe êm và trôi chảy . VẦN nghĩa là tiếng này với tiếng kia có cùng âm-hưởng . Tiếng bằng vần với tiếng bằng , tiếng trắc vần với tiếng trắc, khi hai tiếng đồng một giọng phát âm thì thành vần được . Hai tiếng không đúng vần với nhau thì âm điệu sẽ lạc như vậy là trái luật thơ
a) Những tiếng có chữ nguyên âm như : a , e , ê , i , o , ô , ơ , u , ư đứng ở cuối tiếng, thì theo tiếng bằng tiếng trắc mà vần với tiếng khác cũng có một chữ nguyên-âm đồng loại đứng ở cuối tiếng
B) Những tiếng có chữ phụ âm như: c , ch , m , n , ng , nh , p , t đứng cuối tiếng, thì nhất định phải vần với tiếng khác cũng có phụ-âm đồng loại đứng ở cuối tiếng
Vần chia ra làm hai loại : vần bằng và vần trắc .
Vần bằng là những tiếng bằng vần với nhau, vần trắc là những tiếng trắc vần với nhau
Mỗi loại vần ấy lại chia ra làm hai thứ vần, là vần chính và vần thông
A/ Vần chính
Vần chính của vần bằng - là những tiếng cùng đồng một âm vần với nhau như : ơ vần với ơ , ân vần với ân hay uôn vần với uôn
Ví dụ:
Hôm nay tôi học làm thơ
Ðọc xong đường luật muốn mờ mắt luôn
Khi làm thơ phải cho suôn
Luật thơ Bằng Trắc vô khuôn Âm Vần
Vần chính của vần trắc- là những tiếng cùng đồng một âm vần trắc với nhau như : ở vần với ở , ước vần với ước
Ví dụ:
Nhìn cúc tím vàng tươi chợt nở
Giống tình anh mới trở cơn say
Anh ở đó luôn chờ đợi ước
Mùa Thu nào sẽ bước bên nhau
B/ Vần thông
Vần thông là những tiếng tuy không cùng một âm như các vần chính , nhưng có thể hợp để vần với nhau , do nơi sự vận dộng của môi và lưỡi khi phát âm nghe gần như giống nhau nên người ta gọi là vần thông
Sau đây là những vần ta có thể thế vô cho vần để được linh hoạt hơn trong khi làm thơ .
1/ Vần thông của vần bằng
a) những vần thông có chữ nguyên-âm đứng ở cuối tiếng
a, ơ --> thông với nhau được
Vidụ :
Vần thông ghép chữ như là
Đi chung được với chữ tờ này đây
Ví dụ: ơ, ư
Ơ Ư cũng dễ lắm cơ
Bây giờ bạn ráp chữ thư được mà
Ví dụ: e, ê, i
Nhờ E có nghĩa là nhe
Gờ hÌ ta có ôm ghì đầu thôi
có ai nhức đầu hong vậy ?
Thêm câu hỏi cái chữ gì ?
Vì vô đây học nhớ về vần thông
Ví dụ: o, ô, u
Hôm nay trời có mưa to
Nhớ mở nắp hồ cho nước chảy vô (lục bát biến thể )
Đầy rồi thì hứng thêm lu
Phòng khi cúp nước khỏi lo sợ gì
Ví dụ: ai, ay
Mong rằng trời nắng ngày mai
Bao nhiêu bạn đến hăng say làm bài
ai, oi, ôi, ơi, ươi, ui
ao, eo, êu, iêu, iu, ưu
B) Những vần thông có phụ âm đứng cuối tiếng
am, ơm --> đi chung với nhau được
ăm, âm
êm, im
an, ơn
ăn, ân, uân
en, in, iên, uyên
on, ôn, uôn
on, un
ang, ương --> nhưng không đi được với uông
ăng, âng , ưng
ong, ông, ung
uông, ương
anh, ênh, inh --> đi chung với nhau được
2/ Vần thông của vần trắc
é, ị --> đi chung với nhau được
ổ, ũ
ọ, ủa
ĩa, uệ
áo, iễu
ói, ủi
ác, ước
ấc, ực
ạm, ợm
ặn, ẩn
óng, úng
ật, ắt
ật, ứt
út, uốt
** Có bốn điều hệ-trọng nên nhớ trong sự gieo vần quốc-ngữ
1.- Trong sự gieo vần quốc-ngữ, có ba âm: a, ă, â ghép với một phụ-âm c, m, n, p, t thành một âm ghép như:
ac, ăc, âc
am, ăm, âm
an, ăn, ân
ap, ăp, âp
at, ăt,ât
những vần ghép ấy chỉ thông được với nhau khi có cùng một phụ âm đứng trên ví dụ:
Bát thông được với bắt, bất mà không thông được với cắt , cất, mắt, mất
Lam đi với lăm, lâm, nhưng không thông với băm, bâm, trăm, trâm
Quan đi với quăn, quân, nhưng không thông với chăn, chân, nhăn, nhân v.v... Đó là do cách hiệp vận do âm-điệu điều-hoà mà thành lệ
2.- Khi có vần ghép bằng hai hay ba chữ nguyên-âm với một phụ- âm đứng cuối như: iên, uyên, uân, uôn, thì người ta lấy hai chữ cuối cùng làm vận căn mà gieo vần, cho nên
en, in vần với yên, uyên
ân vần với uân
ơn vần với oan
on vần với uôn
khi có vần ghép bằng hai chữ nguyên-âm với hai chữ phụ-âm như ương, thì người ta lấy ba chữ cuối cùng làm vận căn mà gieo vần, cho nên
ang thông với ương
uông thông với ương nhưng không thông với ang, vì a không thông được với ô
3.- Khi có vần ghép bằng hai hay ba nguyên-âm thì người ta theo âm điệu mà lấy một hay hai chữ nguyên âm làm vận căn, như:
oa, oe, uê, uy
thì vận căn ở chữ a, e, ê, y, cho nên
oa vần với a
oe vần với e
uê vần với ê
uy vần với i
uây vần với ây
Những vần ia, uya, ua, ưa , thì vận căn lại ở chữ i, y, u, ư mà chữ a đứng ở cuối tiếng không có ảnh-hưởng gì cả .
4.- Hai tiếng đồng âm và đồng nghĩa thì không vần được với nhau, song hai tiếng tuy đồng âm mà khác nghĩa, tức là hai tiếng khác nhau, thì vần với nhau được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét