Hướng dẫn các bước làm thơ cơ bản
Bài 1:
Mục đích tối cao của luật thơ là giúp cho ta phương tiện sáng tạo âm điệu một cách dễ dàng. Nhưng tuân theo luật thơ một cách ngoan cố thì sẽ làm cho tác phẩm có lúc bị miễn cưỡng, khô cứng mất đi cái hồn của thơ.
Cho nên ngoài luật thơ thì người làm thơ phải có hứng thú có ngoại vật cảm kích và phải có tính tình, có chân tâm như thế khi làm thơ tư tưởng mới không bi lạc đi nơi khác.
Dưới đây là môt số luật thơ cơ bản:
1. ÂM
+. Nguyên âm: gốc của một chữ hay nhiều chữ
- a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, i,……
- oa, ua, ưa, ue, uê, uy, ai, ay, ây, oi, ôi, ơi, …
+. Phụ âm: những chữ khác nguyên âm
- b, c, d, g, h, l, m, n, p, q, r…
- ch, gh, kh, th, nh, ng, ....
2. THANH
+. Thanh Bằng: gồm các chữ không dấu và có dấu huyền
+. Thanh Trắc: gồm các chữ có dấu sắc, hỏi, ngã và nặng
3. VẦN : là hai chữ có cùng âm và cùng thanh
4. VẬN: là cách gieo vần trong câu, có một số cách gieo vần như sau:
+. Cước vận : là cách gieo vần ở cuối câu
+. Yêu vận : là cách gieo vần ở giữa câu
+. Liên vận : là cách gieo vần ở hai câu đi liền nhau
+. Cách vận : là cách gieo vần ở hai câu cách nhau
+. Chính vận : là vần mà hai chữ hoàn toàn giống nhau về âm
+. Cưỡng vận : là vần mà hai chữ có âm tương tự nhau
+. Liên châu vận: là cách gieo vần nối liền nhau như chuỗi hạt châu
5. ĐIỆU
+. Điệu là nhịp, là tiết tấu, là âm tiết.
+. Thi điệu lấy câu làm âm tiết, câu lại có âm tiết của câu, gọi là cú điệu. Mỗi cú điệu gồm nhiều âm tiết, tức nhiều nhịp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét