Níu kéo trong kinh doanh
Trong
lãnh vực kinh doanh, ngay cả huyền thoại Jack Welch của tập đoàn GE
cũng thú nhận,” yếu điểm lớn của tôi là không dứt khoát cắt bỏ những gì
không dùng được (với doanh nghiệp con, với nhân viên hay với các quyết
định về công việc). Sự chần chờ, níu kéo vì tình cảm đã làm tôi phải trả
giá thật cao một thời gian sau.”
Trong những sai lầm về tính “níu kéo”
của các doanh nghiệp, một chiến thuật quen thuộc là dùng một mô hình
kinh doanh cũ đã thành công làm chỉ nam cho kế hoạch kinh doanh hiện tại
hay tương lai; mặc cho những thay đổi của thị trường, của công nghệ hay
của nguồn lực.
Không ai thấm thía bài học này nhiều
bằng tôi. Có thể nói 90% những thất bại rải rác dọc đường của 44 năm
kinh doanh đến từ gánh nặng của quá khứ. Chẳng hạn khi tôi thành công
rực rỡ với mô hình “tài trợ mạo hiểm”cho các công ty IT Trung Quốc vào
năm 1998, tôi nghĩ là mô hình này có thể được ứng dụng thành công 2 năm
sau đó tại các nơi khác. Tôi lầm. Ngay cả tại Trung Quốc, tình hình đã
thay đổi lớn lao: các đối thủ mới dồi dào lợi thế hơn, công nghệ lỗi
thời nhanh chóng, và cả khách hàng cũng lao theo những sở thích khác
biệt hơn.
Tại các quốc gia như Trung Quốc hay Việt
Nam, nhiều cơ nghiệp tài sản đã được tạo dựng bằng mối quan hệ sâu xa
với các quan chức đương quyền. Điều này không đảm bảo một phát triển bền
vững cho doanh nghiệp này vì quan chức có nhiệm kỳ, vì các đặc quyền
đặc lợi không thể cứ ban phát mãi cho một đơn vị, vì giới hạn của nguồn
lực công khi tình trạng vĩ mô gặp vấn đề, vì các đối thủ có nhiều chiêu
thức mới để dành quyền lợi….
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét